Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Happy New Year 2016

Nhân dịp năm mới 2016, QTSC kính chúc Quý vị một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thành công trong công việc và cuộc sống

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

QTSC đạt giải thưởng Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu

Sáng 25/12/2015, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM chính thức công bố kết quả “Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) TP.HCM Lần VII” tại Công viên Phần mềm Quang Trung. Đây là giải thưởng chính thức do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và được tổ chức thường niên kể từ năm 2008. Đối tượng tham gia là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT hoặc có triển khai ứng dụng CNTT-TT.

Sau 7 năm tổ chức, Giải thưởng đã thu hút được nhiều công ty, đơn vị tham gia ở nhiều nhóm khác nhau, chứng tỏ giải thưởng đang ngày càng được quan tâm, ủng hộ.
Năm 2015, giải thưởng có chủ đề “Xây dựng thành phố thông minh lấy chính phủ điện tử làm trung tâm”. Chủ đề của giải thưởng nhằm hướng tới việc thúc đẩy thực hiện nghị quyết 36/NQ-TW  của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, phát triển và ứng dụng CNTT - TT nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân thành phố như y tế, giao thông, giáo dục…để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố tăng trưởng bền vững, hiện đại, văn minh nhằm phục vụ người dân được tốt hơn.
        
Năm nay, giải thưởng đã thu hút 93 hồ sơ đăng ký với số lượng đạt giải cụ thể như sau:

Nhóm 1: Doanh nghiệp có sản phẩm và giải pháp tiêu biểu với 4 đơn vị đạt giải
Nhóm 2: Doanh nghiệp có sản phẩm và giải pháp phần cứng tiêu biễu gồm 4 đơn vị đạt giải
Nhóm 3: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu
Nhóm 4: Đơn vị ứng dụng CNTT-TT tiêu biểu có 2 đơn vị đạt giải
Nhóm 5: Đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển CNTT –TT thành phố gồm 4 tập thể và cá nhân đạt giải
Nhóm 6: Sinh viên có thành tích nghiên cứu và học tập xuất sắc gồm 6 bạn sinh viên đạt giải

Tại buổi lễ công bố kết quả giải thưởng, QTSC tham gia nộp hồ sơ trong nhóm 3 và đã đạt giải thưởng Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu cho dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây. Cùng đạt giải thưởng trong nhóm 3 còn có dịch vụ eBanking của Sacombank và dịch vụ HTV Online của công ty Dịch vụ Kỹ thuật Truyền thông HTV.

Năm nay, nét nổi bật của Nhóm 3 là có sự tham gia của dịch vụ tài chính – ngân hàng và dịch vụ hạ tầng CNTT. Nhiều dịch vụ được triển khai trên nền IP và qua môi trường Internet. Điều này phù hợp với xu hướng ứng dụng Internet of Things trong phát triển các đô thị hiện đại.



Ông Trần Hoàng Nam (thứ 2 từ phải qua) Trưởng Trung tâm Viễn thông Tin học QTSC lên nhận giải thưởng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu.

Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Liêm phát biểu tại lễ trao
giải thưởng CNTT-TT năm 2015

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

SaigonTech phát động dự án “Chơi vui Robot – học tốt Pascal” lần IV năm 2016

Sáng 20/12/2015, SaigonTech đã làm lễ phát động dự án “Chơi vui Robot – học tốt Pascal” lần IV năm 2016 tại tòa nhà SaigonTech, Công viên Phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 7 năm 2012, đội ngũ kỹ sư của Trung tâm ưu hạng của SaigonTech đã xây dựng ý tưởng áp dụng điều khiển robot bằng ngôn ngữ lập trình Pascal, hiện đang được sử dụng rộng rãi tại tất cả các trường THCS, THPT trong cả nước, vào việc giảng dạy các môn học lập trình tại các trường trung học nhằm tạo hứng thú, kích thích khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Đến tháng 12 năm 2012, được sự ủng hộ của Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ thuộc Thành Đoàn TP.HCM và Công viên Phần mềm Quang Trung, dự án “Chơi vui Robot – Học tốt Pascal” chính thức khởi động và phát triển cho đến hôm nay.

Dự án “Chơi vui Robot – Học tốt Pascal” (SRobot) là dự án phi lợi nhuận được phát triển bởi trường SaigonTech nhằm hỗ trợ học sinh THPT học tốt môn tin học đồng thời góp phần định hướng ngành học và thu hút nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin (CNTT). Năm học 2015 - 2016, SaigonTech cùng với Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) đồng tổ chức triển khai cuộc thi “Chơi vui robot – Học tốt Pascal” lần IV với mục tiêu tạo ra một sân chơi quy mô có tính tương tác cao cho học sinh THPT yêu thích lập trình, kích thích khả năng tư duy sáng tạo của các em. Ban Tổ chức hy vọng cuộc thi sẽ trở thành một hoạt động cộng đồng thường niên bổ ích góp phần khơi gợi niềm yêu thích của các em học sinh đối với khoa học kỹ thuật, và định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em yêu thích CNTT.

Cuộc thi năm nay bao gồm 2 nội dung: Thi SRobot liên trường và Thi sáng tạo Video clip:

-         Ở phần thi SRobot liên trường, các đội sẽ trải qua 2 vòng thi, vòng sơ loại và vòng chung kết; với các nội dung như lập trình và điểu khiển robot lego mindstorms NXT 2.0, EV3: Viết chương trình điều khiển robot hoạt động tự động sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal (Free Pascal), thư viện SRobot và phần mềm Srobot.

-        Ở phần thi sáng tạo video clip điều khiển robot thật, các đội thi sẽ gửi các video clip về những màn trình diễn robot hoạt động hoặc có thể có kết hợp với dàn dựng kịch bản để truyền tải thông điệp, hoặc một câu chuyện.
 
Phần mềm SRobot do trường SaigonTech, phân hiệu tại Việt Nam của Đại học Cộng đồng Houston, Texas, Mỹ phát triển.

 Kể từ giữa tháng 12/2015, hơn 40 đội đến từ 20 trường THPT tại Tp.HCM cũng như các tỉnh thành lân cận khác như Bình Dương, Cần Thơ, Tây Ninh, v.v. sẽ được tập huấn và tranh tài trong 5 tháng. Các chương trình tập huấn sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2015 và 27/12/2015. Ngoài tổng giá trị giải thưởng lên đến 45 triệu cho những bài thi xuất sắc nhất do Hội đồng giám khảo chọn ra, cá nhân/nhóm học sinh đoạt giải còn được tặng vé tham gia Trại hè Công Nghệ Thông Tin SaigonTech 2016 (IT Bootcamp). Cuộc thi năm nay với nội dung đổi mới chắc chắn sẽ vô cùng gay cấn và hấp dẫn, hứa hẹn tạo ra một sân chơi bổ ích, lành mạnh và đầy hứng thú cho các bạn học sinh.

Ngay từ bây giờ, các trường THPT vẫn có thể tiếp tục đăng ký tham gia cuộc thi năm nay hoặc liên hệ với trường SaigonTech để biết thêm thông tin chi tiết về dự án SRobot cho những lần tham dự sau.

Nếu Quý thầy cô quan tâm đến dự án và muốn đăng ký tham gia cho trường, xin vui lòng liên hệ:
Cô Lâm Huỳnh Như – Email: nhulh@saigontech.edu.vn – Điện thoại: (08) 37155033 (số máy lẻ 1632). 


Toàn cảnh lễ Phát động dự án “Chơi vui Robot – học tốt Pascal” lần IV năm 2016

Các giảng viên tại SaigonTech đang điều khiển Robot tại lễ phát động

QTSC tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ CEO và HR

Sáng 18/12/2015, QTSC đã tổ chức buổi sinh hoạt cuối cùng của năm 2015 giữa câu lạc bộ CEO, câu lạc bộ nhân sự (HR) và các khách mời đến từ Hội doanh nhân trẻ YBA –Gia Định tại Công viên Phần mềm Quang Trung.


Mở đầu chương trình, ông Phạm Đình Luật – CEO công ty Gifu Kogyo Vietnam – với vai trò là người chủ trì buổi sinh hoạt câu lạc bộ CEO tháng 12/2015 đã giới thiệu về công ty GKV, lĩnh vực hoạt động, thị trường phát triển của công ty cũng như xu hướng phát triển trong những năm tiếp theo.
Tại buổi gặp gỡ, các doanh nghiệp đã được luật sư Nguyễn Phúc – công ty TMI Associates chia sẻ và thảo luận về Qui định mới về Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Các chính sách lao động mới khác áp dụng từ tháng 1/2016.
Bên  cạnh đó, chuyên viên tư vấn thuế Nguyễn Uyên thuộc công ty NEXIA STT đã có một bài trình bày với chủ đề “Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong kiểm toán thuế?”
Đối với hai chủ đề về tư vấn thuế và bảo hiểm xã hội, gần 40 đại diện các doanh nghiệp đã được hai diễn giả trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề ưu đãi của doanh nghiệp dành cho nhân viên, cách đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới. Đặc biệt là cách lưu hồ sơ, cách ban hành những văn bản quy định lưu hành tại doanh nghiệp để doanh nghiệp giảm thiểu được nhiều rủi ro khi làm việc với các cơ quan thanh tra, thuế
Cuối cùng là phần giới thiệu những dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà phòng khám da khoa Song An cung cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp.
Các thành viên tham gia sinh hoạt CLB CEO và HR đang nghe giới thiệu về
công ty Gifu Kogyo Vietnam
 Bà Nguyễn Uyên – công ty tư vấn NEXIA TTT đang thuyết trình
về chủ đề: “Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong kiểm toán thuế?”
 Luật sư Nguyễn Phúc – công ty TMI Associates đang chia sẻ
về Qui định mới về Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Các chính sách lao động mới 

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Khởi công xây dựng toà nhà điều hành và sản xuất phần mềm Quang Trung

ICTnews - Tòa nhà điều hành của Công viên Phần mềm Quang Trung được xây dựng với tổng diện tích gần 15.000 m2.

Sáng 14/12/2015, QTSC đã tổ chức Lễ khởi công Xây dựng Toà nhà Điều hành và Sản xuất Phần mềm Công viên Phần mềm Quang Trung. Tòa nhà điều hành của Công viên Phần mềm Quang Trung được xây dựng với tổng diện tích gần 15.000 m2 bao gồm 9 tầng lầu, 1 tầng lửng và 1 tầng hầm.
Tòa nhà 15.000 mét vuông của QTSC khởi công hôm 14/12/2015.
Trong đó có diện tích văn phòng làm việc của Công ty công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), một phần diện tích văn phòng dành cho các doanh nghiệp CNTT thuê; là nơi tổ chức triển lãm, sự kiện về công nghệ thông tin hiện đại có tính cách ứng dụng sản phẩm mới về CNTT; tổ chức hội thảo, giới thiệu sản phẩm mới, tổ chức họp với các đoàn khách nước ngoài với các quốc gia chuyên biệt hoặc tổ chức các diễn đàn CNTT mang tầm vóc châu lục.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Hiền – Chủ tịch Hội đồng thành viên QTSC cho biết song song với dự án này, QTSC đang hoàn thiện thủ tục của dự án đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường xá nội khu công viên Phần mềm Quang Trung do thành phố đầu tư 80 tỷ đồng. Hai dự án này sẽ tạo nên bộ mặt mới của Công viên Phần mềm Quang Trung”

Qua 15 năm hoạt động, Công viên Phần mềm Quang Trung đã trở thành khu công nghệ thông tin tập trung lớn nhất Việt Nam với hơn 120 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động trong đó có 69 doanh nghiệp trong nước và 52 doanh nghiệp nước ngoài và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng nhiều hơn nữa trong tương lai. Công viên phần mềm Quang Trung đã thực sự trở thành điểm thu hút đầu tư, tìm kiếm cơ hội hội phát triển trong ngành CNTT.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

QTSC chuyển đổi thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013

Theo yêu cầu của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO và tổ chức chứng nhận DAS – vương quốc Anh, QTSC đã chuyển đổi thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 cho Tòa nhà Viễn thông, Công viên Phần mềm Quang Trung.


Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 có thể được áp dụng rộng rãi cho nhiều loại hình tổ chức ( các tổ chức thương mại, cơ quan nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận… ). Đặc biệt là các tổ chức mà các hoạt động phụ thuộc nhiều vào công nghệ thông tin, máy tính, mạng máy tính, sử dụng cơ sở dữ liệu như: ngân hàng, tài chính, viễn thông.

·        Phiên bản ISO 27001:2013 có nhiều điểm mới linh hoạt hơn và có thể áp dụng chung với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 với nhiều lợi ích như:
·        Phát hiện sớm các rủi ro mà hệ thống thông tin phải đối mặt, từ đó có các biện pháp phù hợp và kịp thời
·        Tăng cường an ninh thông tin, giúp quản lý chặt chẽ tài sản thông tin
·        Nâng cao sự tin cậy từ đối tác, khách hàng
·        Giảm thiểu thời gian gián đoạn nếu có sự cố an ninh xảy ra
·        Mang lại cho đội ngũ nhân viên một phong cách làm việc mới, hiện đại, năng động và có tính kỷ luật cao
·        Tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao hình ảnh thương hiệu của đơn vị
Sau 6 tháng triển khai, dịch vụ truy cập Internet (ISP) và dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông (OSP) của QTSC đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn mới. Đây cũng là một sự cam kết của QTSC đối với khách hàng về vấn đề đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và đưa những tiêu chuẩn tiên tiến nhất áp dụng vào trong công việc quản lý thông tin, giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ của QTSC.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Việt Nam trên bản đồ tội phạm mạng thế giới

Một khi chấp nhận kết nối với mạng Internet, cũng như bất cứ nước nào khác, Việt Nam phải sẵn sàng đương đầu với những cuộc tấn công trên không gian điều khiển do những tên tội phạm mạng trên thế giới thực hiện. Và điều đáng buồn khi Việt Nam đang nằm trong số những nước xuất phát nhiều cuộc tấn công mạng dạng DDoS nhất.

Thế giới ngày càng thêm bất an không chỉ trong cõi đời thực mà còn trên không gian điều khiển học. Các nguy cơ có liên quan tới tội phạm mạng (cyber crime) ngày càng thêm trầm trọng. Tin tặc và tội phạm tin học không chỉ đông như quân Nguyên mà còn lộng hành khắp thế giới.

THIÊN HÌNH VẠN TRẠNG, THIÊN LA ĐỊA VÕNG

Theo số liệu thống kê của hãng Akamai – nhà cung cấp dịch vụ chuyển nội dung CDN lớn nhất thế giới – chỉ riêng trong Quý 1-2015, số lượng các đợt tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) trên thế giới đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Mức độ của các cuộc tấn công đã tăng lên một cách đáng kể. Nếu như năm 2014 chỉ có 6 cuộc tấn công quy mô lớn, thì từ đâu năm 2015 đến nay đã có đến 12 cuộc tấn công với lưu lượng băng thông cực lớn (trên 100Gbps) nhắm vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp. Trong đó đợt tấn công lớn nhất có băng thông lên tới 249Gbps, nhiều gấp 35 lần so với băng thông trung bình của các đợt tấn công DDoS (7Gbps). Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp, cơ quan đều sử dụng nguồn tài nguyên online như email, dịch vụ web, trang web, nên các cuộc tấn công DDoS tạo ra nhiều mối hại và tổn thất cả về hoạt động lẫn dữ liệu và tài chính cho doanh nghiệp.
Các cuộc tấn công DDoS từ đầu năm 2015 tới nay chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc (Quý 2-2015 chiếm 35,3%); Mỹ (17,4%); Hàn Quốc (9%); Canada 4%; Việt Nam 3,1%; Pháp 2,9%, Nga 2,7%,…
201506-cyber-ddos-attacks
Các nước và lãnh thổ xuất phát nhiều cuộc tấn công mạng DDoS trong nửa đầu năm 2015.
Như vậy, Việt Nam đã trở thành một trong những nơi xuất phát nhiều cuộc tấn công mạng hàng đầu thế giới. Thậm chí đã đạt tới Top 5 toàn cầu. Các cuộc tấn công mạng này có hai dạng: do các tin tặc Việt Nam trực tiếp ra tay hay bọn tội phạm mạng nước ngoài sử dụng Việt Nam như một căn cứ để tấn công nước khác.
Trong khi tấn công DDoS đã có từ rất lâu rồi, có lẽ từ thời ban sơ của tội phạm mạng, dạng tấn công vào các ứng dụng web gần đây phát triển mạnh theo xu thế sống online. Ngày càng có thêm nhiều dịch vụ công và tư được đưa lên web cũng đồng nghĩa với nguy cơ trên mạng gia tăng. Về loại hình tấn công các ứng dụng Web, trong Quý 2-2015, Trung Quốc vẫn là nước xuất phát lớn nhất (chiếm tới 51%), kế đó là Mỹ (15%), Brazil (11%), Đức (7%), Nga (6%),… May quá, chưa có Việt Nam trong Top 10, nhưng gần bên đã có lãnh thổ Đài Loan và Indonesia.
Gần đây có thêm một loại hình tấn công mạng mới đang phát triển là tấn công có chủ đích (APT) nhắm vào mục tiêu cụ thể với mục đích rõ ràng. Nổi cộm nhất trong năm 2015 là loại hình Ransonware, một dạng mã độc xâm nhập hệ thống rồi mã hóa toàn bộ dữ liệu và nén chúng lại để lưu dưới một mật khẩu, sau đó xóa sạch dữ liệu để tin tặc đòi nạn nhân phải trả tiền chuộc nếu muốn khôi phục lại dữ liệu trên mạng của mình.
Trong các loại hình tấn công mạng, nguy hiểm cao nhất là mã độc (malware). Với đặc thù của mình, nó có thể được chèn vào đủ thứ dữ liệu để xâm nhập hệ thống của nạn nhân, thậm chí ẩn mình ngay cả trong những tấm ảnh được đưa lên mạng hay gửi cho nạn nhân mà chỉ cần được mở lên xem là… xong phim. Dạng này còn là một nguy cơ tiềm ẩn, một kẻ nằm vùng đáng sợ. Mã độc có thể không ra tay ngay mà nằm yên trong hệ thống có khi hàng năm trời cho tới khi nhận lệnh hành động. Trình độ giả dạng và mật phục của mã độc siêu tới mức qua mặt được hầu hết các công cụ phòng chống.
Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo rằng hành vi và thủ đoạn của bọn tội phạm mạng ngày càng tinh vi và phức tạp. Thay vì dùng một dạng tấn công, chúng kết hợp nhiều dạng lại với nhau. Chẳng hạn như ban đầu chúng tung tấn công DDoS để đánh lạc hướng, rồi trong khi nạn nhân đang dồn sức chống đỡ thì chúng tuồn mã độc hay xâm nhập hệ thống để ra tay, nhất là lấy cắp dữ liệu.
cyber-crime

VIỆT NAM LUÔN PHẢI GỒNG MÌNH TRƯỚC TỘI PHẠM MẠNG

Giống như các nước khác, Việt Nam cũng chịu áp lực ngày càng nặng nề trước các nguy cơ an ninh mạng. Theo thống kê công bố tại cuộc diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin TP.HCM 2015, trung bình mỗi tháng xuất hiện hơn 1.000 trang giả mạo Facebook nhằm lấy cắp thông tin tài khoản. Có 13,9 triệu tin nhắn rác được phát tán mỗi ngày, 30% website ngân hàng tồn tại nhiều lỗ hổng. Có 23.605 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 30.936.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất nửa đầu năm 2015 là W32.Sality.PE, đã lây nhiễm trên 2.676.000 lượt máy tính. Có 2.790 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 34 site có địa chỉ .gov.vn và 122 site .edu.vn. Trong 9 tháng đầu năm 2015, phát hiện hơn 3.296.200 địa chỉ IP bị nhiễm mã độc và bị điều khiển bởi các máy chủ bên ngoài lãnh thổ. Có 18.085 website bị nhiễm mã độc và lây lan mã độc đến các máy tính trong mạng, trong đó có 88 website/cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước. Có 5.368 website bị tấn công và cài mã lừa đảo phishing. Có 7.421 cuộc tấn công thay đổi giao diện (deface), trong đó có 164 website/cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước. Trong diễn biến căng thẳng trước tình hình biển Đông bị Trung Quốc xâm lấn, có 1.597 trường hợp những nhóm hacker Trung Quốc tấn công thay đổi giao diện các trang web đặt tại Việt Nam.
Với những nỗ lực của mình, Việt Nam hiện nằm trong Top 10 các quốc gia đảm bảo an ninh mạng 2015 (do ASPI công bố). Việt Nam xếp thứ 9 với 53,6%. Đứng đầu là Mỹ 90,7 điểm. Kế đó là Nhật Bản 85,1 điểm; Hàn Quốc 82,8 điểm,… Lần lượt sau đó là Singapore, Úc, New Zealand, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam và Brunei.
Sau khi theo dõi toàn bộ cuộc diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin của TP.HCM 2015, ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh: cuộc diễn tập đã cho thấy sự nguy hiểm và tinh vi ngày càng gia tăng của tin tặc, từ đó đặt ra cho thành phố những yêu cầu bức thiết để tăng cường khả năng phòng thủ bảo vệ hệ thống thông tin và an toàn dữ liệu. Trong số 6 biện pháp mà ông đề xuất, ưu tiên hàng đầu là phải xây dựng được đội ngũ chuyên viên có tay nghề cao. Kế đó là hợp tác quốc tế để phối hợp trong phòng ngừa và xử lý. Thứ ba là đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị để đủ khả năng phòng vệ. Việc tăng cường truyền thông để nâng cao ý thức của cộng đồng và các đơn vị trong việc phòng chống nguy cơ mạng cũng rất quan trọng.

PHẠM HỒNG PHƯỚC

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

TP.HCM diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin

(PCWorldVN) Đây là lần thứ 2 Sở TTTT Thành phố được UBND TP.HCM giao nhiệm vụ tổ chức diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin và an ninh mạng của Thành phố.

Chiều nay 18/11, tại Công viên Phần mềm Quang Trung (Q.12), buổi diễn tập bảo vệ Hệ thống thông tin TP.HCM 2015 do Sở TTTT, Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA), Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) và công ty Cisco đã diễn ra tốt đẹp.

Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2015.
Buổi diễn tập có sự tham gia, chỉ đạo trực tiếp của ông Lê Mạnh Hà - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ TTTT và ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Phát biểu tại buổi diễn tập, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng cho biết, thời gian gần đây trên thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công mạng có quy mô lớn vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu của nhiều quốc gia, đặc biệt là các cuộc tấn công có mối liên hệ với các cuộc xung đột giữa các quốc gia, liên quan đến chính trị, sắc tộc và tôn giáo.

Chính vì vậy, có thể nói rằng các cuộc tấn công mạng ngày nay đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu “chiến tranh mạng” trong tương lai gần.


Ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ TTTT.
Với chức năng quản lý nhà nước, Bộ TTTT đang lên phương án để tăng cường hoạt động, trao đổi thông tin thông qua hội thảo, giao ban định kỳ, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ ứng cứu và tổ chức thường niên các buổi diễn tập.


Trong buổi diễn tập, ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho biết Thành phố hiện là mục tiêu tấn công an ninh mạng của các tổ chức tội phạm, các thế lực thù địch, phản động. Trước tình hình đó, UBND TP.HCM trước đây đã phê duyệt chương trình xây dựng và triển khai an ninh thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước giai đoạn 2012-2015.


Ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại buổi diễn tập.

Với vai trò là đơn vị triển khai, Sở TTTT TP.HCM đã đầu tư dự án nâng cấp mở rộng và tăng cường an ninh thông tin cho hệ thống chính quyền điện tử theo mô hình điện toán đám mây, triển khai các gải pháp bảo mât chuyên dụng nhằm tăng cường an nin thông tin và xây dựng hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005.



Diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin của TP.HCM năm 2015 được xây dựng dựa trên môi trường giả lập tấn công cùng phòng thủ trực quan và thực tế. Các kỹ sư sẽ trực tiếp đóng vai trò như người tấn công (đội áo đen) hoặc người phòng thủ (đội áo đỏ) theo các tình huống tấn công mạng hiện nay giúp người tham dự hiểu được tính chất, quy mô và cách xử lý vấn đề an toàn thông tin.

Qua đây, các cán bộ kỹ thuật có thể nắm được những phương thức mới nhất, những phương thức khai thác lỗ hổng cũng như các công cụ kỹ thuật phòng thủ tiên tiến nhằm loại trừ các mối đe doa, các cuộc tấn công.
Buổi diễn tập sẽ đưa ra 3 tình huống giả lập:

Tình huống 1: Tấn công thay đổi cổng thông tin điện tử kết hợp lấy cắp dữ liệu.
Tình huống 2: Sử dụng mã độc đã được xây dựng để có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ thông thường (APT) nhằm tiến tới kiểm soát mạng của tổ chức.
Tình huống 3: Tấn công kết hợp vừa làm tê liệt mạng của tổ chức vừa âm thầm lấy cắp dữ liệu hoặc phá hoạt từ bên trong.

Một số hình ảnh trong buổi diễn tập
Đội phòng thủ áo đỏ dưới sự chỉ đạo của bà Võ Thị Trung Trinh - Phó Giám đốc Sở TTTT TP.HCM.


Đội tấn công áo đen.


Đội áo đen chiếm quyền điều khiển của đội áo đỏ.


Bắt đầu cuộc tấn công mạng và những nỗ lực phòng thủ.


Đội phòng thủ xử lý thông tin và cố gắng giành lại quyền quản lý.
     

​TP.HCM diễn tập bảo vệ an ninh mạng

http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20151118/tphcm-dien-tap-bao-ve-an-ninh-mang/1005169.html

TTO - Chiều 18-11, TP.HCM tổ chức diễn tập bảo vệ an ninh mạng trước các cuộc tấn công nhiều cấp độ khác nhau vào hệ thống công nghệ thông tin TP.
Đội phòng thủ, bảo vệ hệ thống mạng trước các cuộc tấn công - Ảnh: Như Hùng
Quá trình diễn tập được tiến hành theo ba tình huống thường xảy ra trong thực tế:

1: Tội phạm mạng tiến hành tấn công thay đổi cổng thông tin điện tử kết hợp lấy cắp dữ liệu.
2: Tội phạm mạng sử dụng mã độc đã được xây dựng để có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ thông thường (APT) nhằm tiến tới kiểm soát mạng của tổ chức.
3: Tội phạm mạng tấn công kết hợp vừa làm tê liệt mạng của tổ chức vừa âm thầm lấy cắp dữ liệu hoặc phá hoại từ bên trong.

Các thao tác diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin của TP.HCM được xây dựng trên môi trường giả lập tấn công cùng phòng thủ trực quan và thực tế. Những người tham dự và quan sát có thể theo dõi cụ thể các hành vi của cả hai bên tấn công và phòng thủ, cũng như tình trạng của website, hệ thống mạng.
Buổi diễn tập thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia an ninh mạng - Ảnh: Như Hùng
Các kỹ sư tham gia diễn tập sẽ trực tiếp đóng vai trò là người tấn công hoặc người phòng thủ theo các tình huống tấn công mạng cụ thể. Qua đó giúp các lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật nắm được những phương thức tấn công mới, những các khai thác sơ hở quan trọng cũng như các công cụ, kỹ thuật phòng thủ tiên tiến để phát hiện và loại trừ các mối đe dọa, các cuộc tấn công.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, ông Tất Thành Cang - phó bí thư Thành ủy TP.HCM - cho biết TP.HCM đang là một mục tiêu tấn công của các tổ chức an ninh mạng và các thế lực thù địch. Do đó buổi diễn tập là rất cần thiết, nhằm hoàn thiện quy trình ứng cứu và khắc phục sự cố khi có tấn công mạng từ bên ngoài vào các hệ thống thông tin của TP.

Đồng thời nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo TP, địa phương cũng như các cán bộ vận hành hệ thống công nghệ thông tin về an toàn thông tin.

Buổi diễn tập do Sở Thông tin - truyền thông TP, Chi hội an toàn thông tin phía Nam (VNISA), Công viên phần mềm Quang Trung phối hợp tổ chức.

ĐỨC THIỆN

TP.HCM tổ chức diễn tập an toàn thông tin

http://khampha.vn/cong-nghe-thong-tin/tphcm-to-chuc-dien-tap-bao-ve-an-ninh-mang-c30a371355.html

ICTnews - Diễn tập bảo vệ Hệ thống Thông tin thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 vừa diễn ra tại Công viên Phần mềm Quang Trung (Q.12, TP.HCM).

Buổi diễn tập an toàn thông tin hôm nay 18/11/2015 do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh, Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA), Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) và sự hỗ trợ của CISCO System phối hợp tổ chức.
Các kỹ sư an toàn thông tin đóng vai đội tấn công trong buổi diễn tập hôm 18/11 - Ảnh: H.Đ
 Đây là lần thứ 2, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin và an ninh mạng. Lần đầu tiên là vào tháng 12 năm 2013 với nhiệm vụ là đánh giá công tác bảo vệ chống tấn công mạng từ bên ngoài vào hệ thống trang thông tin điện tử Hochiminhcityweb, các trang thông tin điện tử thành viên của Hochiminhcityweb và hạ tầng thông tin được lưu trữ tại Công viên Phần mềm Quang Trung. Qua đó, hoàn thiện quy trình ứng cứu và khắc phục sự cố khi có tấn công mạng từ bên ngoài vào các hệ thống thông tin của Thành phố. Buổi diễn tập đã thu hút đại diện của gần 50 tỉnh thành trong cả nước và đã thành công tốt đẹp. Tạo tiền đề cho buổi diễn tập lần thứ 2 mang tính quy mô hơn, trực quan hơn và hiện đại hơn.

  Diễn tập bảo vệ hệ thống  thông tin của thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 được xây dựng trên môi trường giả lập tấn công cùng phỏng thủ trực quan và thực tế. Các kỹ sư sẽ trực tiếp đóng vai trò như người tấn công hoặc người phòng thủ theo các tình huống tấn công mạng hiện nay giúp người tham dự hiểu được tính chất, quy mô và cách xử lý vấn đề an toàn thông tin. Qua các tình huống, các cán bộ kỹ thuật có thể nắm được những phương thức tấn công mới nhất, những cách khai thác sơ hở quan trọng cũng như các công cụ, kỹ thuật phòng thủ tiên tiến để phát hiện và loại trừ các mối đe dọa, các cuộc tấn công.

Buổi diễn tập sẽ đưa ra ba tình huống giả lập: Tình huống 1: Tấn công thay đổi cổng thông tin điện tử kết hợp cùng lấy cắp dữ liệu; Tình huống 2: Sử dụng mã độc đã được xây dựng để có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ thông thường (APT) nhằm tiến tới kiểm soát mạng của tổ chức; Tình huống 3: Tấn công kết hợp vừa làm tê liệt mạng của tổ chức vừa âm thầm lấy cắp dữ liệu hoặc phá hoại từ bên trong

Ngoài ra, trong buổi diễn tập này, các kỹ sư Việt Nam có cơ hội được tiếp cận và khai thác Phòng thí nghiệm (Lab) hiện đại phục vụ huấn luyện tấn công – phòng thủ của Công ty Cisco. Đây là hệ thống huấn luyện tấn công - phòng thủ của Cisco đang đặt tại Úc cho phép người sử dụng có được trải nghiệm thực nhất, hoàn toàn đúng với những gì các kỹ sư ATTT đã, đang và sẽ phải đối mặt khi bảo vệ hệ thống của đơn vị mình. Các kỹ thuật tấn công đang được các tin tặc sử dụng phổ biến, tấn công có chủ đích để phá hoại hay lấy cắp thông tin, tấn công làm tê liệt hệ thống, tấn công có độ phức tạp cao cùng đồng thời với nhiều tấn công giả, gây nhiễu… được xem xét triển khai trong quá trình diễn tập.

Tham gia diễn tập trực tiếp gồm: Trung tâm Tin học – Văn Phòng Chính Phủ, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Cục CNTT – Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng, Văn phòng Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA), Báo Sài Gòn Giải Phóng, Đội ứng cứu khẩn cấp thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi diễn tập bảo vệ hệ thống Thông tin thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 dự kiến thu hút sự tham gia của hơn 250 khách tham dự đến từ đại diện 34 Sở Thông tin và  Truyền thông tỉnh thành trong cả nước; 65 Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện của thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp, trường học và các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình.


Hải Đăng

TPHCM tổ chức diễn tập bảo vệ an ninh mạng

3 tình huống giả định về tấn công mạng đã được các kỹ sư CNTT trình diễn trong buổi diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin TP.HCM ngày 18/11.

Chiều 18/11, Sở Thông tin – Truyền thông TP.HCM phối hợp với Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA) và Công viên Phần mềm Quang Trung tổ chức buổi diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin tại TP.HCM năm 2015.
Đây là lần thứ 2 Sở Thông tin - Truyền thông được UBND TP.HCM giao nhiệm vụ tổ chức diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin và an ninh mạng. Lần đầu tiên là vào tháng 12/2013 với nhiệm vụ đánh giá công tác bảo vệ chống tấn công mạng từ bên ngoài vào hệ thống trang thông tin điện tử Hochiminhcityweb, các trang thông tin điện tử thành viên của Hochiminhcityweb và hạ tầng thông tin được lưu trữ tại Công viên Phần mềm Quang Trung. Qua đó, hoàn thiện quy trình ứng cứu và khắc phục sự cố khi có tấn công mạng từ bên ngoài vào các hệ thống thông tin của TP.
Theo ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông, thời gian gần đây, trên thế giới đã chứng kiến rất nhiều vụ tấn công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu của các quốc gia. Đặc biệt, nhiều cuộc tấn công mạng gần đây có những mối liên hệ với xung đột giữa các quốc gia, liên quan đến chính trị, sắc tộc và tôn giáo. Chính vì vậy, có thể nói rằng các cuộc tấn công mạng ngày nay đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của “chiến tranh mạng” trong tương lai gần. Và sự xuất hiện của các nhóm tin tặc có tổ chức với tiềm lực tài chính hùng hậu, xu hướng tấn công vào hạ tầng của các quốc gia sẽ ngày càng nguy hiểm và khó có thể chống đỡ.
Phát biểu tại buổi diễn tập, ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, buổi diễn tập an ninh thông tin lần này nhằm mục đích nâng cao trình độ kỹ thuật của đội ngũ giám sát và xử lý sự cố an toàn thông tin. Trong đó, tập trung vào tiếp cận cách thức tổ chức phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý, phục hồi theo quy trình chuẩn về đảm bảo an toàn thông tin quốc tế. Bên cạnh đó là nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho các cấp lãnh đạo của TP và nhiều tỉnh thành lân cận, cán bộ vận hành hệ thống CNTT. Cuối cùng là đánh giá tính hiệu quả của quy trình ứng cứu, tính sẵn sàng của đội ngũ chuyên gia an toàn thông tin tại TP.HCM và các đơn vị hợp tác.
TPHCM tổ chức diễn tập bảo vệ an ninh mạng - 1
Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập
Theo ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía Nam, buổi diễn tập lần này được xây dựng trên môi trường giả lập tấn công cùng phỏng thủ trực quan và thực tế. Các kỹ sư sẽ trực tiếp đóng vai trò như người tấn công hoặc người phòng thủ theo các tình huống tấn công mạng hiện nay giúp người tham dự hiểu được tính chất, quy mô và cách xử lý vấn đề an toàn thông tin. Qua các tình huống, các cán bộ kỹ thuật có thể nắm được những phương thức tấn công mới nhất, những cách khai thác sơ hở quan trọng cũng như các công cụ, kỹ thuật phòng thủ tiên tiến để phát hiện và loại trừ các mối đe dọa, các cuộc tấn công.
TPHCM tổ chức diễn tập bảo vệ an ninh mạng - 2
Một số kỹ sư của nhóm tấn công
Cụ thễ, buổi diễn tập đã chia thành 3 đợt với mỗi đợt là tổ hợp của một kỹ thuật tấn công khác nhau. Các hiện tượng tấn công phối hợp này được thấy xảy ra thường xuyên trong thực tế.
Tình huống 1: các đợt tấn công tập trung vào hình thức tấn công thay đổi giao diện của website. Đây là một loại hình tấn công phổ biến nhất và cũng gây ảnh hưởng nhiều nhất cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp. Các thay đổi nội dung website có thể dễ nhận thấy, nhưng cũng có thể rất khó biết được và kéo dài nhiều tháng trước khi bị phát hiện. Ảnh hưởng của nội dung bị thay đổi có thể chỉ gây phiền nhiễu cho nạn nhân, nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng lớn, nhất là đối với các website quản lý nhà nước sử dụng để công bố các văn bản pháp quy.
TPHCM tổ chức diễn tập bảo vệ an ninh mạng - 3
Nhóm tấn công đang triển khai tấn cong thay đổi giao diện website
Tình huống 02: tấn công APT. Đây là hình thức tấn công sử dụng mã độc được xây dựng thủ công để vượt qua hệ thống phòng thủ, xâm nhập và khống chế máy tính nạn nhân từ xa. Hiện tượng tin tặc xâm nhập và khống chế âm thầm máy tính nạn nhân mà không ai biết vì những hoạt động rất kín đáo của tin tặc là khá phổ biến hiện nay. Trên cơ sở có thể quản lý từ xa máy tính nạn nhân một cách âm thầm, tin tặc có thể lấy cắp thông tin, xâm nhập qua các máy tính khác, điều khiển các chương trình mà nạn nhân được quyền như chuyển tiền tới các tài khoản khác, hay thậm chí điều khiển máy ATM “nhả” tiền vào lúc thích hợp để tin tặc đến lấy tiền mặt.
Tình huống 03: tấn công DDOS và khai thác dữ liệu. Đợt tấn công cuối cùng cho thấy khả năng làm tê liệt hệ thống của tin tặc được triển khai như thế nào. Việc xử lý các tấn công DDoS sẽ trở nên khó khăn hơn nếu nó được phối hợp với các tấn công phá hoại khác cũng như khi các máy chủ bắt buộc phải duy trì hoạt động do nó phải đảm nhiệm hoạt động chính của tổ chức như máy chủ thương mại điện tử, cổng thông tin của Internet banking.
TPHCM tổ chức diễn tập bảo vệ an ninh mạng - 4
TPHCM tổ chức diễn tập bảo vệ an ninh mạng - 5
Các kỹ sư của nhóm phòng thủ đang tìm cách để vô hiệu hóa quá trình tấn công của đối thủ
TPHCM tổ chức diễn tập bảo vệ an ninh mạng - 6
Các tình huống tấn công và phòng thủ được trình chiếu trực tiếp cho khách tham dự theo dõi
Với mỗi đợt tấn công, các kỹ sư phòng thủ sẽ trình diễn công tác phát hiện sự bất thường, thu thập các thông tin từ các nguồn khác nhau, phân tích tổng hợp các dấu hiệu tấn công để loại trừ các tấn công mang tính chất ngụy trang, nhử mồi để tìm ra xâm nhập đích thực. Từ đó, loại bỏ tấn công hiện nay cũng như các tấn công tương tự trong tương lai.
Với cách lựa chọn và triển khai các tấn công này, qua diễn tập khán thính giả sẽ nắm được việc tấn công trong thế giới số xảy ra thế nào, công tác phòng thủ được thực hiện ra sao, vai trò quan trọng của công tác phát hiện “kẻ giấu mặt” đến đâu và hậu quả của việc bị xâm nhập như thế nào.
Thiện An            
            

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Thách thức công nghệ mới và an toàn sở hữu trí tuệ

Bà Yuko Adachi, Phó chủ tịch nghiên cứu Gartner, châu Á - Thái Bình Dương cho rằng Việt Nam cần giảm thiểu những rủi ro về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo an ninh thông tin dữ liệu, để đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt về bảo vệ công nghệ mới và hấp dẫn nhà đầu tư.

Bà Yuko Adachi - Phó chủ tịch nghiên cứu Gartner, châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh TL
Theo báo cáo năm 2014 của Gartner, Việt Nam ở top 10 khu vực châu Á - Thái Bình Dương và top 30 toàn cầu về gia công phần mềm. Việt Nam cũng thuộc nhóm 5 thị trường mới nổi (cùng Thái Lan, Indonesia, Bangladesh và Philippines) trên cơ sở đánh giá về số lượng, chất lượng và chi phí. Ở Việt Nam chi phí đang tăng, nhưng vẫn còn thấp khoảng 20-30% so với các thị trường khác, đặc biệt là Trung Quốc, nơi sự biến động về tiền tệ và chính phủ đã xóa bỏ các ưu đãi chi phí.
Làn sóng tiến hóa mới
Việt Nam luôn nằm trong danh sách hàng đầu các công ty nhắm đến để gia công dịch vụ, nhưng còn nhiều khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế, khiến các giao dịch diễn ra chưa tương xứng tiềm năng thị trường. Từ năm 2014 hợp đồng gia công phần mềm dịch chuyển đến Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng tốt hơn. Vậy phải xác định chuẩn bị gì để đón nhận những động thái phát triển mới, khi áp lực thị trường và công nghệ đòi hỏi phá bỏ các cách thức phát triển truyền thống?
Khảo sát của KPMG thực hiện với 80 công ty lớn trong lĩnh vực gia công IT Việt Nam:
- 98% cho rằng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho dịch vụ gia công IT nhờ lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp và môi trường kinh doanh ổn định.
- 56% đánh giá tích cực chuyên môn của lao động Việt Nam, 78% cho rằng kỹ năng ngoại ngữ vẫn là rào cản lớn (mức trung bình hoặc dưới trung bình). 
- 84% doanh nghiệp có doanh thu dưới 2,3 triệu USD (2014), chỉ 2,9% đạt doanh thu trên 22 triệu USD, 80% doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ. Nhiều công ty có kế hoạch mở rộng ITO đến châu Âu, Úc, Mỹ và các nước châu Á (Hồng Kông, Nhật và Singapore).
- Dịch vụ gia công chính: phát triển phần mềm, ứng dụng di động và phát triển web, xử lý dữ liệu, tiếp thị số và hỗ trợ cơ sở hạ tầng IT.
- Gần 70% có kế hoạch tăng trưởng hơn 20% năm 2016. 75% công ty có dưới 100 nhân viên; 100% có kế hoạch để mở rộng tuyển dụng trong năm 2016.
- Cơ sở hạ tầng điện - điện thoại - internet ở mức trung bình, cần được cải thiện mạnh mẽ hơn. Chiến lược tiếp thị ngành công nghiệp IT quốc gia còn yếu và không hiệu quả.
Mô hình gia công dịch vụ để giảm chi phí hình thành từ những năm 1990, nhưng cũng cuối thập niên này, mô hình “gia công theo đám đông” nở rộ nhằm thu hút tài năng, cho phép các doanh nghiệp sử dụng và chia sẻ nhân lực để cung cấp dịch vụ. Có những mô hình sử dụng đến 300.000 nhân sự, làm sao để đảm bảo chất lượng. Nhưng từ năm 2014 xu hướng công nghệ đã dịch chuyển theo mô hình các “cỗ máy thông minh” (smart machine) đòi hỏi một năng lực đáp ứng sự đa dạng về loại hình dịch vụ.
Dự báo đến 2020, xu hướng các nhà máy, các dịch vụ được tự động hóa đòi hỏi các quy trình quản lý thông minh, hoàn toàn tự động. Làn sóng tiến hóa thứ ba liên quan đến trí tuệ thông minh với những con robot có thể thay thế cho hoạt động của con người, sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường. Nếu các doanh nghiệp đặt mình vào vị trí người nhận các dịch vụ đó, việc gì sẽ xảy ra?
Ba cách ứng phó
Với tư cách nhà cung cấp truyền thống, làm thế nào Việt Nam có thể cạnh tranh ở các dịch vụ này? Phải nhận thức được cuộc chơi sẽ hoàn toàn thay đổi, nếu không sẽ bị những đối thủ đánh bại trong việc cung cấp dịch vụ cho những cỗ máy thông minh. Các doanh nghiệp đồng thời phải nhìn cuộc chơi trên quy mô toàn cầu và nỗ lực tạo ra sự đột phá trong lĩnh vực hệ thống thông minh, từng bước giảm phụ thuộc vào chi phí lao động thấp, vì như vậy sẽ tạo các mô hình kinh doanh kém hiệu quả về lâu dài, thậm chí sẽ đánh mất chuẩn mực công ty và rủi ro về đảm bảo chất lượng. 
Bà Yuko khuyến cáo, chiến lược cho giai đoạn năm năm tới của Việt Nam nên xây dựng thế mạnh dựa trên chi phí nhưng phải hợp tác cải thiện môi trường an toàn hơn, cơ sở hạ tầng bảo đảm tính an ninh cao hơn để có thêm nhiều cơ hội, đặc biệt về quản lý dịch vụ IT. Đặc biệt cần ra giải pháp đón đầu các xu hướng công nghệ tương lai mới thích ứng kịp khi thị trường biến động, mới có thể trở thành người chiến thắng trong thị trường này.
Thách thức về quyền sở hữu trí tuệ đang làm giảm hiệu suất của doanh nghiệp Việt Nam. Muốn tạo thêm giá trị gia tăng cho khách hàng thì cần một môi trường an toàn để khách hàng có thể dịch chuyển dữ liệu, đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Nếu không các khách hàng toàn cầu e ngại việc thực hiện bản quyền khi đưa dữ liệu vào Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà cung cấp, các hiệp hội doanh nghiệp IT và Chính phủ để giải quyết các mối quan tâm về an ninh dữ liệu. Doanh nghiệp cần kiến nghị Chính phủ cùng làm việc và hỗ trợ cộng đồng IT giải quyết những thách thức này song song với việc tăng năng lực chuyên môn của toàn cộng đồng IT. 


Ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Vietnam:


Hợp sức hỗ trợ doanh nghiệp
“Việc hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua TPP và AEC sẽ tạo áp lực cải thiện mạnh mẽ lên ngành công nghiệp IT Việt Nam. Để phát triển tương ứng với tiềm năng, Chính phủ và các hiệp hội có liên quan cần hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp IT nói chung và các doanh nghiệp ITO nói riêng, cùng hợp sức để nâng cao các điều kiện cho cho doanh nghiệp, bao gồm cả thuế, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và năng lực tiếp thị.
Các giải pháp thiết thực hơn giúp doanh nghiệp giảm rủi ro cạnh tranh khi ra thị trường thế giới, đặc biệt cải thiện nhận thức trong việc đối phó với quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả để phát triển ngành công nghiệp chuyên nghiệp. Các hiệp hội dành sự quan tâm nhiều hơn về nhu cầu trong nước đối với dịch vụ ITO, hoạt động như một cầu nối giữa các khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp ITO, các hoạt động này hiện vừa thiếu vừa yếu. Nhiều doanh nghiệp ITO hiện vẫn chủ yếu cạnh tranh với các đối thủ bằng giá cả, có thể ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ITO Việt Nam”.


Ông Hùng Nguyễn, Chủ tịch sáng lập Logigear:


Đáp ứng những thách thức về sự thay đổi
“Logigear mất hết 60% các hoạt động kinh doanh khi bong bóng dotcom sụp đổ những năm 90 ở Mỹ, tất cả các dịch vụ gia công kiểm thử buộc phải chuyển sang Ấn Độ để giảm chi phí. Chúng tôi đến Việt Nam mở trung tâm nghiên cứu, bước đầu đánh giá khả năng chuyên môn nhân sự Việt Nam ra sao, lúc đó nhìn về Ấn Độ chúng tôi nghĩ làm sao cạnh tranh với đối thủ. Nhóm 20-30 nhân sự ban đầu thử nghiệm vài dự án nhỏ, ngày nay Logigear có đội ngũ 800 nhân viên, trẻ, năng động, giỏi về thuật toán, học hỏi nhanh và có tính chi tiết cùng với khả năng thích ứng văn hóa nhanh. Ngày nay họ đảm đương các công việc phức tạp trong các lĩnh vực công nghiệp dầu khí, công nghệ, truyền hình, mạng lưới…
Khó khăn giai đoạn đầu là nhân sự thiếu kỹ năng tham chiếu và tiếng Anh còn yếu, công ty thiết kế các chương trình đào tạo kỹ năng mềm về lãnh đạo, quản lý, cách giải quyết vấn đề, khiếu nại với khách hàng, dạy về kiểm thử phần mềm, gửi qua Mỹ học hỏi và trải nghiệm phương cách vận hành. Hành vi người dùng thay đổi mạnh mẽ đang khiến cho cách thức vận hành doanh nghiệp phải thay đổi, việc giao tiếp B2B cũng phải thay đổi, thách thức luôn luôn diễn ra trong việc cung cấp dịch vụ là làm sao đảm bảo những tiến bộ mới trong công nghệ để hỗ trợ khách hàng quản trị sự thay đổi, phải liên tục tạo ra những kênh tiếp thị bằng những cách thức người ta nhận biết về mình”.
 Ông Paul Smith, Chủ tịch Harvey Nash:

Hãy chia sẻ với thế giới về năng lực kỹ sư Việt Nam
“Doanh nghiệp không nên đặt tất cả kỳ vọng vào chính phủ vì tương lai phát triển của doanh nghiệp nhờ vào chính nỗ lực của doanh nghiệp. Kinh nghiệm thành công của Harvey Nash là làm thế nào để gửi đến khách hàng toàn cầu thông điệp: các kỹ sư Việt Nam đang tạo ra những thành tựu sáng tạo và giải pháp của họ đang được sử dụng trên toàn cầu.
Hoạt động tại Việt Nam từ năm 2000, hơn 2.000 nhân sự của Harvey Nash là tác giả của nhiều giải pháp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Các kỹ sư nỗ lực tìm cách giảm chi phí cho khách hàng, giúp khách hàng chuyển đổi cách thức làm việc bằng kỹ thuật mới, những kỹ sư Việt Nam đưa ra cấu trúc mới để quản lý sự vận hành trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, tự động hóa, giám sát giao thông... Chúng tôi xem sự sáng tạo giúp thiết lập quan hệ lâu dài với khách hàng và là yếu tố quan trọng xây dựng niềm tin, để khách hàng dám giao phó công việc, tạo cơ hội thành công cho mình. Việc tạo ra sự khác biệt cũng giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, đặc biệt khi làm việc với khách hàng lớn từ châu Âu, Mỹ, cả trong điều kiện mới khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế lớn”.

Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software:


Chọn cách đi thẳng vào xu hướng mới
“Chúng ta khó cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thống nhưng có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với tất cả các công ty lớn trên thế giới bằng cách chọn đi thẳng vào xu hướng công nghệ mới như điện toán mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), di động (mobility). Có thể nói các công ty ở Việt Nam chưa phải là nhà tạo ra các nền tảng nhưng chắc chắn là những nhà vận chuyển có đủ cơ hội và năng lực để hỗ trợ khách hàng chuyển đổi dịch vụ lên nền tảng đám mây.
Sự cố Y2K năm 2000 đã trở thành cơ hội cho các công ty Ấn Độ vươn ra toàn cầu thì ngày nay, năng lực mây hóa dịch vụ là cơ hội tốt để Việt Nam trở thành công xưởng đám mây (cloud factory) cho cả thế giới. Nếu tận dụng tốt những xu hướng mới, tôi tin rằng Việt Nam có thể trở thành Ấn Độ thứ hai trong ngành gia công phần mềm”.

Nâng tầm Việt Nam trên bản đồ phần mềm toàn cầu

[Người Đô Thị] Tại hội nghị gia công công nghệ thông tin lớn nhất lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam (VNITO 2015, báo Người Đô Thị bảo trợ thông tin) hồi trung tuần tháng 10, các chuyên gia cho rằng cần tăng năng lực kết nối để kiến tạo cộng đồng IT lớn mạnh hơn, hỗ trợ việc đa dạng hóa thị trường, tận dụng các cơ hội mới và nhiều doanh nghiệp có thể chủ động tham gia vào mạng phân phối phần mềm trên toàn cầu.
Cơ hội thị trường rộng hơn

Theo khảo sát của công ty tư vấn và nghiên cứu về IT, Gartner, năm 2014 Việt Nam xếp hạng nhất về lĩnh vực gia công phần mềm tại châu Á, ngang bằng Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia. Việt Nam hiện cũng là nơi cung cấp dịch vụ gia công phần mềm lớn thứ hai cho Nhật Bản sau Trung Quốc.

Một nghiên cứu do Cushman & Wakefield thực hiện cho biết, năm 2015 Việt Nam lần đầu tiên vươn lên hạng đầu trong danh sách các nước cung cấp dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO), nhờ Chính phủ triển khai các chính sách ưu đãi cho ngành IT. Khảo sát của công ty nghiên cứu và tư vấn về gia công toàn cầu Tholons cũng cho thấy TP.HCM và Hà Nội được xếp hạng 18 và 20 trong 100 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm trên thế giới.

Theo bà Yuko Adachi, Phó chủ tịch nghiên cứu của Gartner tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong khi Indonesia, Bangladesh và Thái Lan cũng có những bước phát triển mạnh trong lĩnh vực này, Việt Nam thể hiện được tính cạnh tranh cao nhất trong khu vực. Chuyên gia này cho rằng Việt Nam cần xây dựng thế mạnh trên chi phí nhưng hợp tác cải thiện môi trường kinh doanh công nghệ an toàn hơn, cơ sở hạ tầng an ninh hơn để có thêm nhiều cơ hội, đặc biệt về quản lý dịch vụ IT.
Các đại biểu tại VNITO 2015. Ảnh TL
Ngành gia công phần mềm Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội tăng trưởng mới sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được áp dụng. Theo nhận định của ông Lâm Nguyễn Hải Long, Tổng giám đốc QTSC, TPP được dự đoán sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp IT Việt Nam thông qua các thỏa thuận mở rộng về mạng lưới viễn thông, internet và các hoạt động thương mại điện tử nội khối. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ, hai nhà gia công phần mềm hàng đầu chưa tham gia TPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế trong việc tận dụng thỏa thuận và mở rộng thị trường ra 12 nước trong khối.

Việt Nam đã thu hút nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Intel, Samsung, LG, Fujitsu, Canon, Panasonic đầu tư đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Nhiều công ty danh tiếng khác như HP, Bosch, Toshiba, NEC, Panasonic, Sony, Sharp, Hitachi, Boeing, Deutsche Bank... cũng chuyển các trung tâm nghiên cứu, phát triển phần mềm đến Việt Nam. Cùng với đó là sự thành công của những công ty IT trong nước như FPT, TMA, Global Cybersoft, Logigear, KMS... góp phần mang hình ảnh ngành IT Việt Nam ra thế giới.

Chủ tịch Paul Smith của Harvey Nash, một công ty có hơn 2.000 kỹ sư tại Việt Nam, cho biết nhiều phần mềm của họ đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới do chính các kỹ sư IT Việt Nam phát triển. Chẳng hạn phần mềm quản lý 4 triệu học sinh tại Anh; phần mềm gọi điện thoại di động với hơn 20 triệu người dùng tại Mỹ; hay phần mềm quản lý y tế giúp giảm thiểu sai sót trong chẩn đoán, cải thiện và tăng hiệu quả trong chăm sóc bệnh nhân được cả triệu nhân viên y tế sử dụng; giải pháp hình ảnh cho việc tìm kiếm trên Google được hàng trăm triệu người dùng. “Các kỹ sư Việt đang dẫn dắt thế giới” - ông Paul Smith tự tin.


Nguồn: Sách trắng công nghệ thông tin 2014 - Bộ Thông tin và Truyền thông
Một khảo sát do KPMG thực hiện đối với một số doanh nghiệp gia công phần mềm tại Việt Nam cho thấy, hơn 70% công ty mong đợi mức tăng trưởng 20% vào năm sau. Các công ty này đều có kế hoạch mở rộng kinh doanh, cơ sở tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng tại các thị trường châu Âu, Úc, Mỹ và một số thị trường châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore.

Nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù phải cải thiện hơn nữa về cơ sở hạ tầng viễn thông, internet và cấp điện, nhưng Việt Nam vẫn cạnh tranh hơn các nước khác nhờ các chính sách mở cửa và ưu đãi về thuế. Những yếu tố này đang khuyến khích đầu tư vào các công viên phần mềm tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Bà Yuko Adachi khuyến nghị: “Thị trường công nghệ biến động nhanh chóng, cần ra giải pháp đón đầu các xu hướng mới để có thể cạnh tranh; kiến nghị Chính phủ cùng làm việc với doanh nghiệp để giải quyết những thách thức nhằm tăng khả năng chuyên môn của toàn cộng đồng IT Việt Nam”.

Nhân lực tay nghề cao: cần số lượng lớn

Hiện Việt Nam có hơn 6.000 doanh nghiệp phần mềm nhưng chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhỏ (chiếm 80%), với nhân công dưới 100 người và doanh thu hàng năm dưới 2,27 triệu USD. Theo khảo sát của Adecco, năm 2015, mức lương trung bình của lập trình viên IT là 569 USD/tháng, cấp bậc quản lý là 2.049 USD, chỉ bằng 25-35% đồng nghiệp tại Trung Quốc. “Giá cả nhân công tại các trung tâm ITO khác như Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo thêm cơ hội cho Việt Nam trở thành điểm đến thay thế”, theo ông Nguyễn Công Ái - Phó chủ tịch KPMG Vietnam.


Ngành công nghiệp IT có mức tăng trưởng trung bình 61% từ 2010-2013, đạt doanh thu 39,53 tỉ USD năm 2013, tăng trưởng 55,3% so với năm 2012. Riêng ngành công nghiệp phần mềm đạt 1,36 tỉ USD, tăng 12,7%.
Lợi thế đưa Việt Nam thành điểm đến cho các dịch vụ gia công phần mềm là lực lượng lao động trẻ, dễ đào tạo và giá rẻ. Nhân lực Việt Nam được đánh giá nhiệt huyết, chăm chỉ, dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. TS. Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch TMA Solutions nhớ lại, ở giai đoạn đầu của ngành gia công phần mềm, các kỹ sư Việt Nam được đánh giá “có tay nghề giỏi và nhiều ý tưởng độc đáo, nhưng kỹ năng giao tiếp và thể hiện ý tưởng cũng như năng lực ngoại ngữ là một rào cản lớn”.

Để tuyển dụng số lượng lớn nhân lực tay nghề cao một lúc là vấn đề rất khó, ông Lệ cho biết. Giải pháp của TMA là thành lập trung tâm đào tạo sinh viên, huấn luyện các nền tảng kỹ năng để bù đắp những kiến thức họ chưa được trang bị ở trường đại học. Bằng cách đó TMA từ nhóm 6 kỹ sư năm 1995 tăng lên 1.800 hiện nay, trở thành một doanh nghiệp gia công phần mềm viễn thông hàng đầu của Đông Nam Á.


Phiên tọa đàm tại VNITO 2015. Ảnh TL

Trong chiến lược phát triển nhân lực ngành IT, Việt Nam đặt chỉ tiêu đến 2015 đào tạo được ít nhất 30% sinh viên ngành IT khi tốt nghiệp thành thạo ngoại ngữ và có tay nghề đạt chuẩn thị trường quốc tế. Con số này sẽ tăng lên 80% vào năm 2020. Tuy nhiên, theo ông Lệ, để đạt được những mục tiêu này, phải có sự chung sức giữa các doanh nghiệp IT và các đơn vị đào tạo nhân lực, như tạo thêm các cơ hội thực tập thực tế cho sinh viên, để họ biết được những yêu cầu thực sự trước khi bước vào thị trường lao động, đặc biệt khi Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập mới.

Việt Nam, với dân số khoảng 90 triệu, cung cấp khoảng 1,5 triệu lao động cho thị trường mỗi năm. Trong khi đó, lực lượng tốt nghiệp từ 290 trường đại học, trung cấp tham gia vào thị trường lao động hàng năm khoảng 40.000, chưa kể 160.000 du học sinh mỗi năm có thể gia nhập thị trường. Bà Yuko Adachi cho rằng Việt Nam cần có sự lựa chọn đúng đắn nhất với năng lực của mình: cạnh tranh trực tiếp với đối thủ bằng chi phí cực thấp và đội ngũ kỹ sư đông đảo, điều này cần quan tâm rằng nếu chỉ đơn thuần về chi phí sẽ dễ đánh mất chuẩn mực công ty vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; hoặc chọn cách thức đi vào thị trường ngách bằng các mô hình đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của công nghệ; hoặc chọn cách tích hợp các mô thức chuyển giao dịch vụ cho khách hàng dựa vào lợi thế về cung cấp dịch vụ chất lượng.
Ninh Hạ

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

QTSC và HPT triển khai thành công hệ thống Helpdesk


 Hệ thống HelpDesk do Công viên phần mềm Quang Trung đầu tư và được nghiên cứu thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm của HPT từ các giải pháp tích hợp của công ty HP đã được hoàn thành sau gần nửa năm tập trung triển khai. Hệ thống HelpDesk nhằm giúp cho việc quản lý, kiểm soát việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng của QTSC, từ đó tăng sự hài lòng của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao năng suất và chất lượng quản lý.

Theo đó, bộ phận HelpDesk sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng từ nhiều kênh: điện thoại (08-37155988 và 08-37158 999-Ext 398), email (helpdesk@qtsc.com.vn), trang web HelpDesk www.helpdesk.qtsc.com.vn . Sau đó, yêu cầu của khách hàng sẽ được đưa vào hệ thống QTSC HelpDesk. Bộ phận HelpDesk sẽ sàng lọc, phân loại, chuyển các yêu cầu đến đúng bộ phận phụ trách nhanh chóng và đầy đủ. Kể từ đó, khách hàng có thể theo dõi quá trình xử lý, tương tác với các bộ phận kỹ thuật, cung cấp thêm thông tin qua giao diện QTSC HelpDesk. Mỗi khi các yêu cầu được mở và đã được xử lý, khách hàng đều nhận được email thông báo kèm đường link đăng nhập vào hệ thống QTSC HelpDesk. Sau khi các yêu cầu đã được QTSC xử lý, khách hàng có thể  đóng yêu cầu nếu đã hài lòng với phương án xử lý hoặc chuyển yêu cầu lại để QTSC xử lý lại từ đầu. 

Ngoài ra, khách hàng còn có thể yêu cầu mua mới dịch vụ mà QTSC đang cung cấp một cách nhanh chóng, tiện lợi từ giao diện QTSC HelpDesk.

 Chuyên gia HPT đang giới thiệu về những tính năng của Helpdesk triển khai
cho công viên Phần mềm Quang Trung

  Ông Lâm Nguyễn Hải Long (thứ 4 từ phải qua) – giám đốc QTSC và ông Đinh Hà Duy Linh (tứ 4 từ trái qua) – tổng giám đốc HPT cùng ký kết biên bản triển khai thành công hệ thống Helpdesk

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

TPP: Cơ hội và thách thức cho ngành gia công của Việt Nam

[TBVTSG] Việc Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà Việt Nam tham gia, chính thức khởi động sẽ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp gia công phần mềm trong nước. Bên cạnh đó, có không ít sự thách thức đang đón chờ, đặc biệt là về vấn đề bản quyền và nguồn nhân lực. Thời báo Vi tính Sài Gòn đã có cuộc trò chuyện với ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), bên lề cuộc hội nghị Phát triển Gia công Công nghệ thông tin Việt Nam (VNITO) do Hội Tin học TPHCM (HCA) cùng QTSC tổ chức vào giữa tháng này.
TBVTSG: Là một chuyên gia trong ngành, ông có thể dẫn chứng những cơ hội mà các doanh nghiệp gia công phần mềm (bao gồm cả lĩnh vực ITO và BPO) có thể tận dụng khi Hiệp định TPP được khởi động?
Ông LÂM NGUYỄN HẢI LONG: Những cơ hội mà Hiệp định TPP đem lại là rất lớn cho hoạt động thương mại của các nền kinh tế thành viên, với thị trường hơn 800 triệu dân. Bản hiệp định này còn đặt ra những vấn đề đang nổi lên có liên quan đến Internet và nền kinh tế số. Các doanh nghiệp gia công công nghệ thông tin (ITO) và gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) trong nước có thể tận dụng các cơ hội giao thương mới để chiếm lĩnh các công đoạn trong chuỗi giá trị kinh doanh sản phẩm và dịch vụ chuyên ngành. Ví dụ như ở khâu xử lý kho dữ liệu trong các hoạt động mua bán hàng, người mua hàng có thể mở tài khoản ở Mỹ nhưng dữ liệu sẽ được xử lý ở Việt Nam do lợi thế lao động chi phí thấp. Đặc biệt, các đơn hàng gia công phần mềm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều điều kiện thuận lợi hơn khi mà hai đối thủ mạnh là Ấn Độ và Trung Quốc không tham gia hiệp định TPP.
Để những cơ hội này thực sự biến thành những lợi ích cụ thể thì các doanh nghiệp cần phải làm gì?
Tôi nghĩ các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin sẽ hiểu rõ vấn đề này vì bản thân họ luôn luôn phải năng động và phát huy tính sáng tạo để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Riêng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực ITO và BPO thì điều cần làm là đẩy mạnh hoạt động quảng bá và chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể tập trung vào các thị trường ngách.
Nguồn nhân lực sẽ là một trong những mối thách thức lớn mà các doanh nghiệp phần mềm sẽ phải đối mặt trong thời gian sắp tới, vì nhân sự từ những nền kinh tế khác trong cộng đồng TPP và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để làm việc ở Việt Nam, chưa kể tình trạng chảy máu chất xám. Là người điều hành một trung tâm hội tụ nhiều công ty phần mềm như QTSC, ông có lo ngại không?


Đây là quy luật của thị trường. Nhân lực kỹ thuật giỏi của Việt Nam chắc chắn sẽ được các nền kinh tế khác thuộc TPP và AEC thu hút. Ngay chính trong AEC, hai nền kinh tế Malaysia và Thái Lan đang đưa ra những chương trình đầy hấp dẫn để mời gọi nhân tài trong ngành công nghệ của Việt Nam đến đất nước họ tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức. Điều quan trọng là Việt Nam phải tạo ra một lực lượng lao động trong ngành công nghệ phù hợp với tình hình hội nhập. Trong thời gian qua, đã có những sự thay đổi đáng kể trong hệ thống giáo dục nhằm bảo đảm cho chất lượng đào tạo ngày càng phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế nhưng bản thân các doanh nghiệp không thể trông chờ vào hệ thống giáo dục quốc dân. Theo tôi được biết, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ITO và BPO có ý thức rất rõ vấn đề này và xem việc đào tạo nội bộ là một trong những công việc thường xuyên, hằng ngày. 

Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ đang rất cần sự chia sẻ từ các nhà giáo dục, cụ thể là bậc giáo dục đại học. Các trường phải thay đổi cách nghĩ, cách làm và cách tiếp cận thị trường lao động trong ngành công nghệ. Ở sự kiện lớn nhất về ITO/BPO của Việt Nam như VNITO vừa qua, ban tổ chức đã tài trợ và mời các trường đại học lớn có khoa CNTT tham gia để họ hiểu thêm về thị trường, nhằm tăng tính kết nối. Tuy nhiên, trong suốt thời gian diễn ra cuộc hội nghị, chúng tôi không thấy sự hiện diện của những vị đại diện các cơ sở giáo dục này.
Vậy cần phải có những cú hích gì để nguồn nhân lực không trở thành điểm bất lợi của Việt Nam trong sân chơi chung nói trên?
Doanh nghiệp chỉ tập trung vào những vấn đề nhằm bảo đảm lợi ích và tính hiệu quả. Họ sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm cộng đồng khi có đủ nguồn lực. Vì vậy, việc đòi hỏi doanh nghiệp giải quyết bài toán nhân lực một cách triệt để là điều không thể. Đây là bài toán của xã hội và ngành giáo dục phải có một phần trách nhiệm. Tôi nghĩ các giải pháp thì có nhiều nhưng khi triển khai cần có trọng tâm, trọng điểm, không nên dàn trải.
Một mối thách thức khác lớn không kém trong TPP mà các doanh nghiệp gia công phải đối mặt là vấn đề bản quyền. Theo ông, các doanh nghiệp cần làm gì để những quy định về bản quyền không cản trở sự phát triển?
Theo quan điềm cá nhân, tôi cho rằng đây là sự thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp ITO/BPO khi tham gia sân chơi TPP. Việc tuân thủ bản quyền là điều mà các doanh nghiệp luôn luôn phải thực hiện một cách nghiêm túc khi nhận các đơn hàng gia công phần mềm. Các doanh nghiệp cần liên kết mạnh mẽ hơn thông qua các tổ chức, hiệp hội để có được những thông tin được cập nhật một cách đầy đủ và kịp thời về vấn đề bản quyền.
Trong thời gian sắp tới, QTSC sẽ cùng các doanh nghiệp kết nối chặt chẽ hơn với các hãng phần mềm quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của họ cũng như đưa ra những lời đề xuất với những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Đối với doanh nghiệp nhỏ, công ty khởi nghiệp, chúng tôi sẽ đề xuất cho sử dụng miễn phí một số phần mềm có bản quyền của các hãng. Hiện nay, Microsoft Việt Nam đang cùng QTSC thảo luận những vấn đề có liên quan đến nội dung này.
Trung Châu thực hiện