Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

TPP: Cơ hội và thách thức cho ngành gia công của Việt Nam

[TBVTSG] Việc Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà Việt Nam tham gia, chính thức khởi động sẽ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp gia công phần mềm trong nước. Bên cạnh đó, có không ít sự thách thức đang đón chờ, đặc biệt là về vấn đề bản quyền và nguồn nhân lực. Thời báo Vi tính Sài Gòn đã có cuộc trò chuyện với ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), bên lề cuộc hội nghị Phát triển Gia công Công nghệ thông tin Việt Nam (VNITO) do Hội Tin học TPHCM (HCA) cùng QTSC tổ chức vào giữa tháng này.
TBVTSG: Là một chuyên gia trong ngành, ông có thể dẫn chứng những cơ hội mà các doanh nghiệp gia công phần mềm (bao gồm cả lĩnh vực ITO và BPO) có thể tận dụng khi Hiệp định TPP được khởi động?
Ông LÂM NGUYỄN HẢI LONG: Những cơ hội mà Hiệp định TPP đem lại là rất lớn cho hoạt động thương mại của các nền kinh tế thành viên, với thị trường hơn 800 triệu dân. Bản hiệp định này còn đặt ra những vấn đề đang nổi lên có liên quan đến Internet và nền kinh tế số. Các doanh nghiệp gia công công nghệ thông tin (ITO) và gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) trong nước có thể tận dụng các cơ hội giao thương mới để chiếm lĩnh các công đoạn trong chuỗi giá trị kinh doanh sản phẩm và dịch vụ chuyên ngành. Ví dụ như ở khâu xử lý kho dữ liệu trong các hoạt động mua bán hàng, người mua hàng có thể mở tài khoản ở Mỹ nhưng dữ liệu sẽ được xử lý ở Việt Nam do lợi thế lao động chi phí thấp. Đặc biệt, các đơn hàng gia công phần mềm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều điều kiện thuận lợi hơn khi mà hai đối thủ mạnh là Ấn Độ và Trung Quốc không tham gia hiệp định TPP.
Để những cơ hội này thực sự biến thành những lợi ích cụ thể thì các doanh nghiệp cần phải làm gì?
Tôi nghĩ các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin sẽ hiểu rõ vấn đề này vì bản thân họ luôn luôn phải năng động và phát huy tính sáng tạo để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Riêng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực ITO và BPO thì điều cần làm là đẩy mạnh hoạt động quảng bá và chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể tập trung vào các thị trường ngách.
Nguồn nhân lực sẽ là một trong những mối thách thức lớn mà các doanh nghiệp phần mềm sẽ phải đối mặt trong thời gian sắp tới, vì nhân sự từ những nền kinh tế khác trong cộng đồng TPP và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để làm việc ở Việt Nam, chưa kể tình trạng chảy máu chất xám. Là người điều hành một trung tâm hội tụ nhiều công ty phần mềm như QTSC, ông có lo ngại không?


Đây là quy luật của thị trường. Nhân lực kỹ thuật giỏi của Việt Nam chắc chắn sẽ được các nền kinh tế khác thuộc TPP và AEC thu hút. Ngay chính trong AEC, hai nền kinh tế Malaysia và Thái Lan đang đưa ra những chương trình đầy hấp dẫn để mời gọi nhân tài trong ngành công nghệ của Việt Nam đến đất nước họ tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức. Điều quan trọng là Việt Nam phải tạo ra một lực lượng lao động trong ngành công nghệ phù hợp với tình hình hội nhập. Trong thời gian qua, đã có những sự thay đổi đáng kể trong hệ thống giáo dục nhằm bảo đảm cho chất lượng đào tạo ngày càng phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế nhưng bản thân các doanh nghiệp không thể trông chờ vào hệ thống giáo dục quốc dân. Theo tôi được biết, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ITO và BPO có ý thức rất rõ vấn đề này và xem việc đào tạo nội bộ là một trong những công việc thường xuyên, hằng ngày. 

Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ đang rất cần sự chia sẻ từ các nhà giáo dục, cụ thể là bậc giáo dục đại học. Các trường phải thay đổi cách nghĩ, cách làm và cách tiếp cận thị trường lao động trong ngành công nghệ. Ở sự kiện lớn nhất về ITO/BPO của Việt Nam như VNITO vừa qua, ban tổ chức đã tài trợ và mời các trường đại học lớn có khoa CNTT tham gia để họ hiểu thêm về thị trường, nhằm tăng tính kết nối. Tuy nhiên, trong suốt thời gian diễn ra cuộc hội nghị, chúng tôi không thấy sự hiện diện của những vị đại diện các cơ sở giáo dục này.
Vậy cần phải có những cú hích gì để nguồn nhân lực không trở thành điểm bất lợi của Việt Nam trong sân chơi chung nói trên?
Doanh nghiệp chỉ tập trung vào những vấn đề nhằm bảo đảm lợi ích và tính hiệu quả. Họ sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm cộng đồng khi có đủ nguồn lực. Vì vậy, việc đòi hỏi doanh nghiệp giải quyết bài toán nhân lực một cách triệt để là điều không thể. Đây là bài toán của xã hội và ngành giáo dục phải có một phần trách nhiệm. Tôi nghĩ các giải pháp thì có nhiều nhưng khi triển khai cần có trọng tâm, trọng điểm, không nên dàn trải.
Một mối thách thức khác lớn không kém trong TPP mà các doanh nghiệp gia công phải đối mặt là vấn đề bản quyền. Theo ông, các doanh nghiệp cần làm gì để những quy định về bản quyền không cản trở sự phát triển?
Theo quan điềm cá nhân, tôi cho rằng đây là sự thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp ITO/BPO khi tham gia sân chơi TPP. Việc tuân thủ bản quyền là điều mà các doanh nghiệp luôn luôn phải thực hiện một cách nghiêm túc khi nhận các đơn hàng gia công phần mềm. Các doanh nghiệp cần liên kết mạnh mẽ hơn thông qua các tổ chức, hiệp hội để có được những thông tin được cập nhật một cách đầy đủ và kịp thời về vấn đề bản quyền.
Trong thời gian sắp tới, QTSC sẽ cùng các doanh nghiệp kết nối chặt chẽ hơn với các hãng phần mềm quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của họ cũng như đưa ra những lời đề xuất với những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Đối với doanh nghiệp nhỏ, công ty khởi nghiệp, chúng tôi sẽ đề xuất cho sử dụng miễn phí một số phần mềm có bản quyền của các hãng. Hiện nay, Microsoft Việt Nam đang cùng QTSC thảo luận những vấn đề có liên quan đến nội dung này.
Trung Châu thực hiện

QTSC phối hợp VNCERT tổ chức “Diễn tập quốc tế về ứng cứu sự cố máy tính ASEAN CERT 2015” tại TPHCM

Sáng 28-10, Việt Nam đã tham gia đợt diễn tập về ứng cứu sự cố máy tính ASEAN CERT quốc tế với 14 quốc gia đến từ Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Brunei, Campuchia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Myanmar. Tại Việt Nam có 03 điểm tham gia diễn tập là Hà Nội, Đà Nẵng và Công viên Phần mềm Quang Trung là nơi tổ chức diễn tập tại đầu cầu thành phố Hồ Chí Minh,
Chương trình diễn tập năm 2015 của ASEAN CERT tập trung vào điều tra, phân tích và ứng cứu sự cố mã độc gián điệp với mục tiêu nhằm giúp các đơn vị tham gia nâng cao kỹ năng trong việc điều tra và phản ứng với kịch bản mã độc gián điệp trong không gian mạng bao gồm phân tích mã độc để tìm ra ảnh hưởng và giải pháp xử lý.

Phát biểu tại buổi diễn tập ông Nguyễn Hữu Nguyên – trưởng văn phòng VNCERT tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Diễn tập tại TPHCM có 23 đơn vị tham gia với 18 thành viên trực tiếp tham gia.  Mục tiêu của chương trình  là nâng cao năng lực và nhận thức của các cá nhân với an toàn thông tin mạng. Thứ hai là xây dựng các chính sách về bảo mật và an toàn các hệ thống thông tin đặc biệt là các hệ thống thông tin quan trọng. Thứ ba là xây dựng các hệ thống trang thiết bị, công nghệ, kỹ thuật bảo vệ và cuối cùng là xây dựng đội ngũ giỏi để sẵn sàng xử lý những sự cố có thể xảy ra.”


 
Toàn cảnh buổi diễn tập tại Công viên Phần mềm Quang Trung
 Các thành viên trực tiếp tham gia diễn tập
 
Cùng nhau giải các bài tập khó tại buổi diễn tập  

TPP to benefit software outsourcing firms

HCMC - Vietnamese software outsourcing firms can now compete with rivals in many other countries in Asia Pacific for customers when the Trans-Pacific Partnership agreement takes effect.
 Lam Nguyen Hai Long, CEO of Quang Trung Software City (QTSC) in HCMC, said the TPP will enable Vietnamese software enterprises to expand markets, because China and India, which are Vietnam’s rivals in the field, do not join the TPP trade pact.
Long spoke of the opportunities at the Vietnam IT Outsourcing Conference (VNITO 2015) in HCMC last week. He said the conference was held shortly after trade ministers of 12 Pacific Rim countries struck a deal to conclude TPP talks and that the trade accord would benefit Vietnamese enterprises in the industry.
Nearly 400 representatives of local and foreign enterprises gathered at the major event organized by QTSC and the HCMC Computer Association (HCA). 
However, Long said with the TPP, local software enterprises must follow strict rules including those related to intellectual property rights, and this might be a big challenge for domestic companies.
Yuko Adachi of IT research and advisory firm Gartner said Vietnam has been recognized as a level-one emerging market in terms of software outsourcing in Asia and had had the same ranking as China, India and Malaysia.
According to Gartner, some countries in Southeast Asia like Indonesia, Bangladesh and Thailand are also posting rapid growth in software outsourcing. However, Vietnam has proved its high competitiveness in the region.
A 2014 report of Gartner showed that in terms of software outsourcing Vietnam was among the top ten countries in Asia-Pacific and the top 30 in the world.
Nguyen Cong Ai, deputy general director of KPMG in Vietnam, is upbeat about the development potential of Vietnam’s IT sector.

KPMG has recently conducted a survey of directors and representatives of big software outsourcing companies in Vietnam and around 70% of 80 respondents said they expected to achieve growth of 20% next year, according to Ai.
Meanwhile, Hoang Nam Tien, chairman of FPT Software, said the advantage of Vietnamese software companies is their ability to quickly learn from new technologies and technological trends on global markets.
That is why FPT Software has successfully implemented some services and solutions based on cloud computing for foreign customers, Tien said.

The SaigonTimes