Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Hội thảo ”Hợp tác đào tạo nhân lực CNTT Việt Nam – Hàn Quốc”

Album ảnh: https://plus.google.com/photos/107902861889229320227/albums/5882869455715497921?banner=pwa 

Opportunities amidst hard times

Economic recessions definitely create tremendous challenges for companies. There are exceptions, however. Companies in Quang Trung Software City (QTSC) have found the tough time a chance to demonstrate their flexible adaptation that fits clients’ need and offer low-cost outsourcing solutions.

Frank Schellenberg, CEO of Germanybased GHP Far East, says that economic turmoil may prompt companies to start thinking how to lower the cost, and one of the options they would consider is outsourcing. “We learnt that those economic fluctuations are not a disaster, it is another opportunity for outsourcing companies to improve business, re-build processes and so achieve new balance,” Schellenberg said. The current economic recession has made GHP Far East focus more on effectiveness of production process.

“In our case, it is a combination of European standards and Vietnamese prices. We even set up a slogan for our company, following our competencies: German Quality – Made in Vietnam,” he said. According to Schellenberg, improving speed, increasing automatization, emphasizing on software development and motivating people to improve operation are what the company has done to make customers tolerate increases in service fees.

Opportunities in difficulties

The Europe is GHP Far East’s main market. A member of the Swiss Post Solutions Group since 2008, the company has constantly expanded its market topography. At the moment, GHP Far East’s major end-customers come from Germany, Switzerland, France, Belgium, Russia and Japan.

Programers are working at a software company in Quang Trung Software City

Another European market’s partner, Luxoft, has also worked very hard and has spent a lot of extra efforts during the economic turbulence. According to La Manh Cuong, CEO of Luxoft, the Russian-based company has carried out several initiatives and measures, from exercising a new engagement model with client to widening the range of offerings and reaching to a higher level of customer’s satisfaction, aiming to help customers to “get more for less.” “Those measures have helped Luxoft maintain, and even expand, business relationship with major clients, which in turn has allowed us to sustain during the tough time,” Cuong said.

Aside from Europe, the U.S. is also a large market for Vietnamese software companies, especially in the current tough time, when IT giants require more benefi ts with less spending and they seek fi rms in Asia, including Vietnam. Do Thanh Nhon, BTM Vietnam’s operation director, said that his company has neat and streamlined management systems, and agile and effective methodologies so it can provide clients with a wide range of options to fi t their business need. “We have invested our resources to complete the work at any cost and those clients have become our invaluable references,” Nhon said. “Because of those established relationships and commitments, clients see the benefi t of investing in BTM, and some of them set long-term plans with us, even in the recession time.”

People are the key

Nhon added that to assure commitments to clients, BTM has set a strategy for investing and developing the talent pool. A reasonable compensation model is built around management by work and objectives. Moreover, BTM has invested in internship programs to approach human resources early.

Meanwhile, at GHP Far East, business process outsourcing (BPO) is a new and potential industry for the Vietnamese workforce. Among its staff, there are several ones who have not obtained a high level of education, said Frank Schellenberg, But after joining GHP Far East, employees would be given specific training courses on computer and language skills besides advanced training or communication classes.

To Luxoft’s La Manh Cuong, the company’s business strategies for years are to get deep into a few specific industries and to diversify services. Yet all have relied on one critical factor: people. “We must have the people who have real outstanding capability and will never break commitment with the clients under whatever situation,” Cuong said. “Attracting talents are always interesting yet challenging tasks of any organization, while keeping talents is even a more demanding task and no single measure would be suffi cient.”

GHP Far East, Luxoft and BTM as well as other members in QTSC have realistic plans for 2013 and the years to come. Some want to focus on BPO contracts from the two giants, the U.S. and the EU. Others seek new strategic markets. They share the same thought, however: People are the key in all plans.

By Tieu Nha – The Saigon Times Weekly

QTSC welcomed the Hochiminh City High Technology Association

On the morning of May 9, 2013, leadership of Hochiminh High Technology Association visited Quang Trung Software City (QTSC).

The delegation was led by Assoc. Prof. Dr. Tran Chi Dao, Association President, Former Vice Minister of Ministry of Education and Training, Former President of Vietnam National University – HCMC, and its members. Welcoming the delegation was Mr. Lam Nguyen Hai Long - Deputy CEO of QTSC.

After QTSC’s introduction of activities, the formation and development process, Mr. Tran Chi Dao said as a participant in building QTSC at the first time, after more than 10 years he was greatly impressed by QTSC strong development and hope that QTSC will be further developed in the future.

Then, Mr. Dao Ha Trung - Secretary General, Vice President of High Technology Association, said to develop high technology is one of top priorities of Vietnam at the present. There is still a limitation of realization of scientific research, linking high technology research and development with enterprises to create properties to society.

Hochiminh High Technology Association was established with a desire to cooperate, support and co-ordinate with national and international organizations to create high technology human resource for Vietnam, cooperate and support members to search for research subjects and funding in Vietnam and oversea as well as to look for applying technologies to give to Vietnamese businesses.


Leadership of Hochiminh High Technology Association

To register association member, you can download the registration form here or contact to:
Ms. Nguyen Thi Thu Ha – Secretary of Association Office
Add: 27A, Nguyen Dinh Chieu, District 1, HCMC
Phone: 848. 3911 8690
Website: www.hitecha.org         

Source: Ngoc Hoa - QTSC

Hợp tác đào tạo nhân lực CNTT Việt Nam – Hàn Quốc

(HCM CityWeb) - Ngày 24-5, Công viên Phần mềm Quang Trung cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA) và trường ĐH Soongsil phối hợp tổ chức hội thảo “Hợp tác đào tạo nhân lực CNTT Việt Nam – Hàn Quốc” và ký kết hợp tác đào tạo CNTT.

Hội thảo nhằm giới thiệu các chương trình hợp tác Việt – Hàn về công nghệ thông tin (CNTT) cũng như quảng bá rộng rãi các học bổng CNTT theo tiêu chuẩn Hàn Quốc tại Công viên Phần mềm Quang Trung đến học sinh, sinh viên, giới CNTT và những người yêu thích CNTT. 

Ông Lê Quốc Cường - PGĐ Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết: “CNTT là một trong những chương trình trọng điểm của Chính phủ từ nay đến 2020. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT tại TPHCM đã và đang chuyển biến tích cực thông qua Quỹ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực CNTT do Sở TTTT TPHCM quản lý”. Ông hy vọng hội thảo, các hoạt động giao lưu sẽ tạo nhiều cơ hội kinh doanh và tìm kiếm đối tác tiềm năng cho các doanh nghiệp và các trường đào tạo CNTT, qua đó góp phần thúc đẩy tình hữu nghị, đoàn kết hai nước Việt Nam, Hàn Quốc.

Ông Lê Quốc Cường: “Từ nay đến 2020, Việt Nam hướng đến phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao và đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT.”

Nhân lực CNTT thiếu kĩ năng mềm và kinh nghiệm

Một khảo sát của Hội tin học TPHCM (HCA) về tình hình nhân lực TPHCM cho thấy sinh viên ngành CNTT khi tốt nghiệp ra trường thì 35% không có kinh nghiệm thực hành, 26% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 29% thiếu kiến thức chuyên môn và 32% không thành thạo ngoại ngữ. Đặc biệt cơ cấu trình độ chuyên môn và kỹ năng thích ứng sự phát triển trong các doanh nghiệp của nhân lực CNTT vẫn còn yếu.

Vì vậy, hiện thực hóa mục tiêu trong chưa đầy 10 năm nữa đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT là điều không đơn giản; nhiệm vụ được đặt lên vai ngành giáo dục và CNTT-TT

Theo ông Phí Anh Tuấn – Phó Chủ Tịch, Trưởng ban Xúc tiến thương mại TPHCM: Đào tạo ngành CNTT vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động nhưng mức độ có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên CNTT vẫn khá cao. Lý do chính là mức “cầu” của các doanh nghiệp sử dụng vẫn lớn so với mức “cung”. Hiện nay khoảng 60%-70% doanh nghiệp đánh giá “hài lòng” về chất lượng nhân lực CNTT khi tuyển dụng. 

Từ phải sang: Ông Phí Anh Tuấn; Bà Han Ji Sook, Viện Trưởng Viện Giáo dục Hàn Quốc; Ông Gim Gwang Yong, Giám đốc Đại diện KOICA; và Bà Văn Thị Bích Ty - Trưởng ban Truyền thông HCA trao đổi về hợp tác đào tạo Việt - Hàn tại Hội thảo.
Theo khảo sát của HCA, mặc dù kinh tế Việt Nam khó khăn nhưng ngành CNTT vẫn tăng trưởng ổn định. Doanh thu công nghiệp phần cứng tăng 101% và phần mềm tăng 10%. Dự báo trong năm 2013 vẫn tăng trưởng nhất là trong ứng dụng phần mềm và dịch vụ gia công (outsourcing). Nhu cầu nhân lực trong các công ty CNTT-TT và các doanh nghiệp ứng dụng CNTT vẫn tăng, nhất là mảng ứng dụng phần mềm.

Ông Phí Anh Tuấn cho rằng: Cần tiếp tục phát huy các chương trình tuyển sinh và đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sử dụng, dựa trên xu hướng phát triển công nghệ và nhu cầu thị trường.
  
“Nguồn nhân lực đạt chất lượng cao sẽ là bệ phóng vững chắc cho Việt Nam khi giao lưu và hợp tác với các nước, trong đó có Hàn Quốc”, bà Han Ji Sook, Viện Trưởng Viện Giáo dục Hàn Quốc nhận định khi trao đổi tại hội thảo.

Còn 300 suất đào tạo CNTT theo chuẩn Hàn Quốc miễn phí 100% 

Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA), trường ĐH Soongsil Hàn Quốc và Công viên phần mềm Quang Trung từ đầu năm 2013 đã phối hợp tổ chức các khóa đào tạo CNTT ngắn hạn miễn phí. Các khóa gồm: Quản lý dự án CNTT (PMP), Web Master, Hệ thống hoạch định nguồn lực SAP, Media, Thiết kế đồ họa. 

Đây là 620 học bổng của KOICA và ĐH Soongsil tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ người học CNTT nâng cao kiến thức, kỹ năng thực tiễn, nhanh chóng hòa nhập môi trường làm việc quốc tế. Hiện còn 300 suất học bổng đang tuyển sinh từ nay đến cuối năm. Đối tượng dự tuyển: Người hoạt động trong ngành CNTT muốn bổ sung kiến thức hoặc các bạn học sinh, sinh viên CNTT hay các ngành khác nhưng yêu thích CNTT. Thời gian mỗi khóa từ 2-4 tháng, học tại Công viên Phần mềm Quang Trung (xem thêm tại www.hocbongcntt.com).

Ông Gim Gwang Yong, Giám đốc Đại diện KOICA cho biết ngoài các học bổng CNTT, KOICA còn triển khai các đề án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh các chính sách phúc lợi; xúc tiến tích cực các đề án ODA cùng với việc hỗ trợ trọng tâm các lĩnh vực y tế công cộng, môi trường và tăng trưởng xanh trong năm 2013.

Ông Gim Gwang Yong và ông Lâm Nguyễn Hải Long, Phó giám đốc công ty TNHH MTV Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung trong lễ ký thỏa thuận hợp tác hỗ trợ đào tạo CNTT

Về việc hợp tác đào tạo nhân lực CNTT giữa Việt Nam và Hàn Quốc, phía Hàn Quốc đánh giá cao ngành CNTT cũng như những chuyên gia CNTT tại Việt Nam. Hơn 3.000 doanh nghiệp Hàn Quốc hiện đang hoạt động và đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực CNTT và nhiều lĩnh vực khác. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ cần khá nhiều đến nhân sự CNTT tại Việt Nam và nhân sự biết tiếng Hàn sẽ có lợi thế khi tuyển dụng.

Hoàng Yến

Việt Nam – Hàn Quốc: Hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin

(CôngThương) - Trong khuôn khổ hội thảo “Hợp tác đào tạo nhân lực CNTT Việt Nam – Hàn Quốc” tại TP.HCM, Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên Phần mềm (CVPM) Quang Trung và Đại học Soongsil (Hàn Quốc) đã ký thỏa thuận hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2013– 2016.


Dưới sự tài trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), mỗi năm Đại học Soongsil sẽ hỗ trợ CVPM Quang Trung các khóa đào tạo CNTT ngắn hạn. Riêng năm 2013 sẽ phối hợp tổ chức 22 khóa đào tạo CNTT ngắn hạn miễn phí cho 620 học viên yêu thích ngành CNTT trong các lĩnh vực: quản lý dự án CNTT, Web Master, SAP Business One, Media, thiết kế đồ họa… đáp ứng nguồn nhân lực cho cả doanh nghiệp Việt và Hàn Quốc đầu tư vào ngành CNTT tại Việt Nam. Hiện chương trình đã triển khai được 10 khóa và tiếp tục chiêu sinh 12 khóa tiếp theo.
Tại hội thảo, KOICA đã giới thiệu một số chương trình hợp tác đào tạo của chính phủ hai nước thông qua các học bổng sau đại học nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam.
Lê Khôi – Báo Công Thương

Hợp tác đào tạo CNTT miễn phí cho hơn 600 học viên Việt Nam

(Website TU) – Sáng 24/5, tại TPHCM, Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) phối hợp Trường Đại học Soongsil (Hàn Quốc) tổ chức hội thảo “Hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam – Hàn Quốc”.

Hội thảo thu hút đông đảo các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (Koica), đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học TP, Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị giáo dục tại TPHCM và các tỉnh, các Hiệp hội CNTT, doanh nghiệp CNTT Việt Nam và Hàn Quốc tham gia.
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Soongsil và QTSC
trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam. Ảnh: Thế Anh
Các đại biểu đã tập trung đánh giá lại tình hình nhân lực CNTT tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay, đồng thời giới thiệu các chương trình hợp tác đào tạo của Chính phủ hai nước thông qua các học bổng đào tạo sau đại học nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam.
Theo thống kê, tại Việt Nam hiện có 35.000 lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp phần mềm; trên 20.000 lao động trong các doanh nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT; gần 100.000 lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp điện tử, phần cứng máy tính; gần 100.000 lao động trong các doanh nghiệp viễn thông và ước tính khoảng 90.000 nhân lực chuyên trách ứng dụng CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành khác.
Với sự tham gia vào hầu hết các lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng… CNTT trở thành công cụ không thể thiếu của tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm, CNTT điện tử và viễn thông, do vậy nhu cầu nguồn nhân lực CNTT, nhất là nhân lực chất lượng cao là rất lớn.
Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2015, đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông ở bậc đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN; 50% sinh viên ngành CNTT tốt nghiệp đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học để đến năm 2015; 100% học sinh THPT, THCS và 50% học sinh tiểu học được học tin học; 100% sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được học về CNTT; cung cấp cho các doanh nghiệp 250.000 lao động chuyên môn về CNTT, trong đó 50% có trình độ đại học, cao đẳng và 5% có trình độ thạc sĩ trở lên;…
Tại hội thảo, Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung và Trường Đại học Soongsil (Hàn Quốc) đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo nhân lực CNTT trong giai đoạn 2013-2016. Theo đó, trong năm 2013, sẽ tổ chức 22 khóa đào tạo CNTT ngắn hạn miễn phí cho 620 học viên ngành CNTT ở các lĩnh vực: Quản lý dự án CNTT, Thiết kế đồ họa, Web Master, Media… nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Hiện Ban Tổ chức đã triển khai 10 khóa và đang tiếp tục triển khai 12 khóa tiếp theo.
Mai Trần – Website Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Hội thảo “Hợp tác đào tạo nhân lực CNTT Việt Nam – Hàn Quốc”

         Sáng 24/05/2013, Cơ quan hợp tác Quốc tế của Hàn Quốc (KOICA), trung tâm đào tạo CNTT trường đại học Soongsil Hàn Quốc (Soongsil Academy) và Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) đã phối hợp tổ chức hội thảo ”Hợp tác đào tạo nhân lực CNTT Việt Nam – Hàn Quốc” tại Công viên Phần mềm Quang Trung.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Gim Gwang Yong, giám đốc chương trình hợp tác đào tạo nhân lực CNTT Việt Nam – Hàn Quốc cho biết: “Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và trường Đại học Soongsil sẽ tiếp tục mang tới nhiều cơ hội hợp tác, đào tạo nhân lực CNTT cho tất cả các bạn trẻ yêu thích CNTT. Trong những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh mà các bạn trẻ ở các tỉnh lân cận có cơ hội học tập, trau dồi kiến thức với những giảng viên có kinh nghiệm đến từ Hàn Quốc”.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 150 khách tham dự đến từ các công ty, trường Cao đẳng, Đại học và đại diện Sở Thông tin & Truyền thông của các tỉnh lân cận.

Một số hình ảnh tại sự kiện:
Ông Gim Gwang Yong, giám đốc chương trình hợp tác đào tạo nhân lực CNTT
Việt Nam – Hàn Quốc
phát biểu khai mạc chương trình

Ông Phí Anh Tuấn, phó Chủ tịch Hội tin học TPHCM
trình bày về
Bối cảnh nhân lực CNTT tại Việt Nam

Các diễn giả trả lời câu hỏi của khách tham dự về các vấn đề hợp tác đào tạo
nhân lực CNTT cũng như nhu cầu nhân lực của các công ty Hàn Quốc

Ông Gim Gwang Yong (ngồi bên trái) và ông Lâm Nguyễn Hải Long – phó Giám đốc QTSC (ngồi bên phải) ký thỏa thuận hợp tác đào tạo
giữa Soongsil University và QTSC


Trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo cho 11 học viên
khóa “Quản lý dự án CNTT 1”

Nguồn: Ngọc Hoa - QTSC

Đối thoại giữa Doanh nghiệp Công nghệ thông tin với Cơ quan Thuế & Sở Thông tin và Truyền thông tại QTSC

         Sáng 22/05/2013, Sở Thông tin và Truyền thông và Cục Thuế TPHCM đã tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp Công nghệ thông tin về các biện pháp áp dụng chính sách ưu đãi hiện có và dỡ bỏ các rào cản đối với việc phát triển công nghệ thông tin tại Công viên Phần mềm Quang Trung.

Chủ trì buổi gặp gỡ là ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở TT&TT, bà Trần Thị Lệ Nga – Phó cục trưởng Cục thuế TPHCM cùng đại diện của hơn 40 doanh nghiệp CNTT. Trong đó, vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp CNTT quan tâm hiện nay chính là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị và những lĩnh vực thuộc Danh mục ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Đặc biệt, các doanh nghiệp CNTT còn gặp phải vấn đề thuế và các chính sách ưu đãi đối với ngành sản xuất phần mềm như: mua, thuê, cho thuê hay chuyển giao bản quyền cho khách hàng đối tác…

Ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở TT&TT (thứ 2 từ trái qua)
và Bà Trần Thị Lệ Nga – Phó cục trưởng Cục thuế TPHCM (thứ 2 từ phải qua)

Bà Trần Thị Lệ Nga đã lần lượt trả lời những vướng mắc của doanh nghiệp gặp phải và cho biết: nhà nước xác định CNTT là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, CNTT cũng là ngành có tấc độ tăng trưởng nhanh, giá trị gia tăng lớn, không phải tốn nhiều tiền để đầu tư máy móc, trang thiết bị và thu nhập bình quân đạt loại khá trong mặt bằng thu nhập chung của xã hội vì vậy nhà nước sẽ áp dụng nhiều chính sách ưu đãi thuế dành cho các doanh nghiệp CNTT, cũng như sẵn sàng cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.
Được biết, đây là hoạt động thực hiện theo nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu dành cho các doanh nghiệp tại QTSC. Thông qua chương trình này cũng như các hoạt động sinh hoạt định kỳ khác như: CLB CEO, CLB Nhân sự, CLB Nhà đầu tư, đào tạo nhân lực CNTT, QTSC luôn đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn vướng mắc, đề xuất những phương án giải quyết có lợi cho doanh nghiệp và tạo cơ hội gắn kết cộng đồng doanh nghiệp, tạo thành một cộng đồng CNTT phát triển mạnh mẽ.

Nguồn: Ngọc Hoa - QTSC