Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

Doanh nghiệp thành viên QTSC được vinh danh TOP 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022

Doanh nghiệp thành viên QTSC được vinh danh TOP 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022

Ngày 10/9 vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ công bố và Vinh danh TOP 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022 tại Hà Nội với sự hiện diện của hơn 400 đại biểu. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) như: DIGI-TEXX, Hitachi Vantara Việt Nam, MISA, SPS, TMA Solutions đã vinh dự đạt được danh hiệu cao quý này.

Được phát động từ ngày 28/4/2022, sau 2 tháng triển khai, chương trình năm nay đã nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các doanh nghiệp với 147 đề cử trong 20 lĩnh vực từ 92 doanh nghiệp. Ngày 23/07/2022, Hội đồng đánh giá do TS. Mai Liêm Trực, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông làm Chủ tịch và 25 thành viên Hội đồng gồm các đại diện từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, các trường Đại học, các công ty tư vấn và kiểm toán quốc tế, các chuyên gia CNTT và đại diện các cơ quan báo chí ngành CNTT đã nhất trí lựa chọn 101 đề cử xứng đáng vinh danh TOP 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022 tại 18 lĩnh vực. Theo số liệu thống kê, tổng doanh thu năm 2021 của các doanh nghiệp được vinh danh TOP 10 năm nay đạt 162.333 tỉ đồng, tương đương 7 tỷ USD, chiếm 51% doanh thu của toàn ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, với tổng số nhân sự 175.601 người.

Lễ công bố và Vinh danh TOP 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022 

Tại lễ trao giải, các doanh nghiệp thành viên đang hoạt động tại Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) được vinh danh trong các hạng mục sau:

Công ty TNHH DIGI-TEXX:

TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp Chuyển đổi số

 Công ty TNHH DIGI-TEXX

Công ty TNHH Hitachi Vantara Việt Nam:

TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp giải pháp Hậu cần và Thương mại điện tử

 Công ty TNHH Hitachi Vantara Việt Nam

Công ty Cổ phần MISA:

TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp nền tảng Chuyển đổi số

TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp giải pháp Chính phủ số

 Công ty Cổ phần MISA

Công ty TNHH Swiss Post Solutions (SPS):

TOP 10 Doanh nghiệp BPO

 Công ty TNHH Swiss Post Solutions (SPS)

Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Tường Minh (TMA Solutions):

TOP 10 Doanh nghiệp Xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT

TOP 10 Doanh nghiệp FinTech

TOP 10 Doanh nghiệp A-IoT

 Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Tường Minh (TMA Solutions)

Tham khảo danh sách TOP 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

SaigonTech và câu chuyện giấy rách giữ lề

SaigonTech và câu chuyện giấy rách giữ lề

Nhìn lại con đường hơn 20 năm đã qua của SAIGONTECH, điều khắc họa rõ nét nhất có lẽ được gói gọn trong câu thành ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề”. Đó quả thật là kim chỉ nam cho nhà trường tìm mọi cách thoát khỏi hiểm cảnh trong quá trình trưởng thành đầy tự hào nhưng cũng rất chông gai của mình.

Vào giữa những năm 1990 khi khái niệm “đảm bảo chất lượng” vẫn còn rất mới mẻ đối với ngành giáo dục-đào tạo Việt Nam, những nhà sáng lập SaigonTech đã mơ về một ngôi trường hoạt động theo mô hình quản lý chất lượng của Mỹ. Và đến năm 2000, hưởng ứng chủ trương của chính phủ về 10 công trình trọng điểm của TPHCM, những nhà sáng lập đã chọn Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) để đặt ngôi trường mơ ước của mình với rất nhiều kỳ vọng; và quả thật, QTSC đã giúp SaigonTech đạt được những thành công ban đầu.

VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN

Cách đây hơn 20 năm, để đưa được một chương trình đào tạo của Mỹ vào Việt Nam là một điều cực kỳ khó khăn; rồi đảm bảo được một môi trường bên trong và bên ngoài phù hợp với chuẩn chất lượng của Mỹ còn khó khăn gấp bội. Nhưng với sự quyết tâm của lãnh đạo nhà trường, sự hỗ trợ nhiệt tình của thành phố và QTSC, năm 2001 SaigonTech đã tuyển được lứa sinh viên ngành lập trình đầu tiên với 180 em.

Đối với giảng viên, những năm đầu hoạt động vừa phấn khích, vừa gian nan. Phấn khích là vì lần đầu tiên giảng dạy một chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Gian nan vì phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của giám định Hoa Kỳ, và phải giảng dạy bằng tiếng Anh, theo những phương pháp hoàn toàn khác với các phương pháp ở Việt Nam trong những năm 1990 - phương pháp student-centered, lấy sinh viên làm trung tâm và luôn sẵn sàng cho các lần kiểm soát chấtlượng của Đại học Cộng đồng Houston (Houston Community College-HCC) và Hiệp hội các trường học miền Nam Hoa Kỳ (SACS).

Đối với sinh viên, trải nghiệm có lẽ được mô tả bằng một từ “shocked”. SaigonTech với triết lý của giáo dục Mỹ về trường học mở, cơ hội rộng mở cho tất cả các bạn nào muốn học. Đây quả thật là một câu chuyện lạ lùng, trong bối cảnh thi đậu đại học là con đường duy nhất để học lên sau khi tốt nghiệp phổ thông. Sau những vui mừng đó, các em đã nhận ra rằng giáo dục theo kiểu Mỹ là cho các em cơ hội “làm sinh viên Mỹ trên đất Việt”. Nhưng có học được đến cùng, lấy được bằng hay không, tất cả phải dựa vào cố gắng của chính mình. Shock không thể tả được, vì chưa bao giờ các em phải học nhiều như thế, phải tự thay đổi mình nhiều như thế.

Đối với lãnh đạo nhà trường, vận hành một trường học theo chuẩn Hoa Kỳ quả thật gian nan. Trong khuôn viên trường chỉ được phép dùng tiếng Anh, vậy nên không chỉ giảng viên, mà từ Ban Giám hiệu đến nhân viên các phòng ban, tất cả đều phải thông thạo tiếng Anh, để tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên đang theo học tại Việt Nam. Cựu Hiệu trưởng HCC, Dr. Bruce Leslie đã chia sẻ với các sinh viên rằng, dù cách xa hàng ngàn dặm nhưng sinh viên SaigonTech chỉ khác với sinh viên Houston về mặt địa lý và học phí, còn lại mọi thứ đều như nhau.

Đảm bảo chất lượng theo chuẩn Hoa Kỳ cũng là một thách thức rất lớn với SaigonTech, khi việc đạo văn, mua điểm,… khá phổ biến ở Việt Nam trong những năm đó. Mạnh dạn đánh rớt sinh viên quay cóp, hoặc chép nguyên xi trong sách; từ chối các cuộc gọi xin điểm của các phụ huynh có “máu mặt”, rà soát tỉ mỉ để phát hiện các chứng chỉ TOEFL giả, buộc thôi việc các giảng viên vòi vĩnh sinh viên… Tất cả những việc này thật sự bất bình thường nhưng lại là điều hiển nhiên, bắt buộc phải thực hiện khi hợp tác với các trường của Mỹ.

saigontech

saigontech

Tiêu chuẩn giảng viên của HCC và SACSYêu cầu Cấp độ I của SACS (các môn đại cương): Bằng thạc sĩ + 18 tín chỉ liên quan hoặc bằng thạc sĩ chuyên ngànhYêu cầu Cấp độ II của SACS (các môn cơ sở ngành): Bằng thạc sĩ + 18 tín chỉ liên quan hoặc bằng thạc sĩ chuyên ngànhYêu cầu Cấp độ III của SACS (các môn chuyên ngành): Cùng trình độ đào tạo hoặc cao hơn trong giảng dạy + 36 tháng kinh nghiệm làm việc chuyên ngànhTất cả các cấp độ đều phải thông thạo tiếng Anh học thuật và giao tiếp (TOEFL International 600+)

HỮU XẠ CÓ TỰ NHIÊN HƯƠNG?

Là một phân hiệu chính thức tại Việt Nam của HCC, SaigonTech thừa hưởng tất cả những kiến thức, kinh nghiệm về đảm bảo chất lượng đào tạo của Mỹ, và đã áp dụng rất thành công tại Việt Nam. Sinh viên của SaigonTech được các doanh nghiệp đánh giá rất cao về khả năng tiếng Anh, tư duy sáng tạo, thái độ làm việc tích cực, chủ động.

Năm 2005, khi lứa sinh viên đầu tiên ra trường, SaigonTech đã tạo được tiếng vang. Sinh viên có việc làm tốt và rất thành công trong sự nghiệp. Phụ huynh, sinh viên hưởng ứng tích cực tầm nhìn “Tiềm năng tài nguyên tri thức phong phú của Việt Nam cần phải được chuyển thành lực lượng lao động có trình độ quốc tế bằng cách phát triển các chương trình giáo dục đào tạo, những cơ hội thực hiện các dự án kỹ thuật cùng với các hoạt động nghiên cứu và phát triển” của trường. Vì thế, số lượng sinh viên nhập học tăng đều đặn (Đến nay, gần 3.000 sinh viên đã tốt nghiệp chương trình AAS và được nhận bằng của HCC).

Tuy nhiên, tự hài lòng với những gì đạt được sau một chặng đường chông gai đã khiến SaigonTech phải trả giá đắt. Trong bối cảnh nền kinh tế internet với thế hệ công dân ăn ngủ cùng internet, trường đã không kịp đổi mới tư duy để đồng hành với những “khách hàng” Gen Z. Gen Z không thích học nhiều, học khó; Gen Z không thích các giờ lý thuyết khô khan, Gen Z thích trải nghiệm; Gen Z không thích lớp học truyền thống, Gen Z thích các giảng viên là hotboy, hotgirl… Không đáp ứng những sở thích này, Gen Z sẽ không chọn bạn. Chất lượng đào tạo không còn là tiêu chí đáng kể, mà chỉ là một trong các yếu tố để cân nhắc mà thôi.

Bên cạnh đó, mô hình hợp tác quốc tế dần được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, một số trường đã hạ thấp chuẩn đào tạo để thu hút sinh viên, vừa vặn rất hợp “gu” của GenZ, nhưng cũng làm cho các chương trình quốc tế bị vạ lây, không dễ xử lý. Câu chuyện “hữu xạ tự nhiên hương” của SaigonTech dường như có nguy cơ chấm dứt từ đây!

HỌA VÔ ĐƠN CHÍ

Trong khi đang loay hoay tìm giải pháp để vừa đáp ứng nhu cầu của sinh viên, vừa đảm bảo chất lượng đào tạo thì cuộc khủng hoảng tài chính tại Việt Nam giai đoạn 2009-2012 đã đánh một đòn chí mạng vào sự tồn tại của trường.

Là trường tư thục, nhà trường phải tự cân đối thu chi. Với tiêu chí “Chấtlượng Mỹ, học phí Việt Nam”, học phí của trường rất thấp so với học tại Mỹ (20%), nhưng mức học phí này cũng khá cao ở Việt Nam. Khủng hoảng tài chính làm cho khả năng chi trả của phụ huynh giảm xuống, nhiều sinh viên phải nghỉ học, tình hình tuyển sinh giảm sút rõ rệt và kéo dài.

Không tuyển sinh được không phải là câu chuyện cá biệt của SaigonTech, mà là câu chuyện chung của rất nhiều trường cao đẳng, thậm chí đại học của Việt Nam.

CHẠM ĐÁY

Khi “thiên thời”, “địa lợi” đã mất đi, “nhân hòa” vốn là yếu tố thành công của trường cũng đang dần bị bào mòn. Ít sinh viên, không thu được học phí, không trả lương đúng hạn cho giảng viên, nhân viên, nợ bảo hiểm… không thể trách được nhân viên ra đi, chỉ trách mình lực bất tòng tâm.

Trong tình thế bị dồn vào chân tường, ban lãnh đạo nhà trường cùng với các thành viên cốt cán vẫn kiên trì tìm con đường thoát ra khỏi bế tắc. Các phương án lần lượt được xem xét, thậm chí là cả “bán trường”. Điều vừa hiển nhiên vừa đau lòng đã xảy ra, chẳng ai muốn mua một ngôi trường không tương lai cả, dù có một quá khứ tốt đẹp đến đâu. Những giá trị rất căn bản của một cơ sở giáo dục như đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, kinh nghiệm quản lý chất lượng, kinh nghiệm hợp tác quốc tế… không có giá trị gì đáng kể trong mắt các nhà đầu tư nếu không có sinh viên.

Nhiều cố vấn tái cấu trúc có bề dày kinh nghiệm quốc tế đến trường tìm hiểu với mong muốn tìm ra giải pháp khả dĩ đưa trường đi lên đều có kết luận chung: trường chỉ cần có nguồn tài chính ổn định, ngoài ra không cần thay đổi gì cả. Lại quay về vấn đề “đầu tiên”. Và đây là bài toán không thể có lời giải trong ngắn hạn.

BIẾN THẾ NĂNG THÀNH ĐỘNG NĂNG DỰA VÀO NỘI LỰC

Rất may mắn, những gì tích lũy được trong những năm qua đã giúp cho trường có tiềm năng rất lớn. Thế năng này có thể biến thành năng lượng dồi dào nếu có một tác động vừa đủ để thắng được cơn ngủ đông dai dẳng. Công thức khá đơn giản: tái cấu trúc HĐQT, kết nạp một số nhà đầu tư nhỏ nhưng hiểu sâu về giáo dục và có cam kết về chất lượng; rót một lượng vốn vừa phải để tái khởi động. “Bụt chùa nhà không thiêng”, chỉ sau khi các chuyên gia tái cấu trúc vào làm việc và có kết luận giống như những gì Ban Giám hiệu đã kiến nghị trước đây là phải thay đổi từ nội tại chứ không thể trông chờ vào ngoại binh, những bước đầu tiên mới được triển khai.

Cuối năm 2020, sau khi tái cấu trúc HĐQT, một kế hoạch chi tiết dựa trên KPI đã được triển khai để giải quyết những vấn đề “cần thiết” và “cấp bách".

CHÁO NÓNG HÚP QUANH, NỢ TRẢ DẦN

Năng lượng thấp, tỷ lệ nghỉ việc cao, nợ lương, bảo hiểm của nhân viên, nợ nhà cung cấp kéo dài…, đó là bức tranh khá ảm đạm của SaigonTech cách đây gần hai năm. Một kế hoạch gồm nhiều giai đoạn ngắn được đưa ra, bite-to-bite, với KPI cụ thể cho từng giai đoạn.

Khi kế hoạch cải tổ được truyền thông rộng rãi tới nhân viên với thành phần HĐQT mới, lòng tin của cán bộnhân viên được khôi phục; nhờ đó đã kêu gọi được vốn vay của nhân viên để trang trải các khoản nợ cấp bách. Ban Giám hiệu đã cùng với các nhà cung cấp lên kế hoạch trả nợ, giải quyết nguy cơ chảy máu chất xám ồ ạt và đứt gãy chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, áp dụng mô hình quản lý của doanh nghiệp, nhà trường lập tức bổ nhiệm COO để thúc đẩy sự thay đổi triệt để, với kết quả cụ thể, đo được, nhìn thấy được trong công tác tuyển sinh và vận hành trường, nhằm nâng cao tinh thần CBNV, tăng sinh khí của trường. Kết quả đạt được thật đáng khích lệ, nhà trường đạt được hầu hết các chỉ tiêu đề ra, trong đó tuyển sinh đạt 150% KPI.

Sau thành công của giai đoạn 1, trong giai đoạn 2 nhà trường thực hiện các giải pháp căn cơ để thay đổi toàn diện hoạt động. Từ tháng 3-2022, sau khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, SaigonTech trở lại hoạt động bình thường. Trường triển khai sâu rộng chiến lược phát triển của các khoa, các phòng ban trong giai đoạn 2022-2024 và phát triển bộ công cụ quản lý trường hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra về tuyển sinh, tỷ lệ giữ chân sinh viên, chuẩn hóa chương trình đào tạo của trường, cân đối thu chi...

saigontech

KHÔNG BAO GIỜ BỎ QUÊN CHẤT LƯỢNG

Dù trải qua nhiều thăng nhưng SaigonTech chưa bao giờ buông lỏng vấn đề cốt lõi là chất lượng, bao gồm chất lượng đội ngũ giảng viên, tính tuân thủ quá trình đảm bảo chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp. Đây chính là nền tảng để nhà trường có thể bật dậy trong thời gian ngắn sau khi tái cấu trúc.

Chất lượng đã trở thành văn hóa của trường trong sự phát triển 20 năm của mình, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo và phục vụ sinh viên. Ngay trong thời gian khó khăn nhất, trường chưa bao giờ nhận được sự phàn nàn từ các nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo. Sinh viên SaigonTech có thể cạnh tranh việc làm ngang ngửa với sinh viên các trường đại học khác trong các vị trí việc làm đòi hỏi tay nghề, kỹ năng mềm tốt, thái độ tích cực.

Với phương châm học đi đôi với hành, nhà trường đảm bảo tất cả các ngành học đều phải tuân theo công thức 30% lý thuyết + 70% thực hành, trong đó có ít nhất 2 học kỳ sinh viên được gửi tới các doanh nghiệp thực tập toàn thời gian ở các vị trí công việc khác nhau. Trước khi đi thực tập, trong khi học tại trường, sinh viên đã được tham gia vào các câu lạc bộ thực chiến, thực hiện các nhiệm vụ giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh hoặc quản lý các dự án nhỏ với các đầu việc như tại doanh nghiệp.

Nhà trường cũng áp dụng triệt để mô hình giáo dục nghề nghiệp của Đức, mô đun hóa chương trình học để đóng gói các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho các vị trí công việc bằng các chứng chỉ khác nhau, để thuận lợi cho sinh viên xin việc sau khi tốt nghiệp..

Với những nỗ lực trong thiết kế và thực hiện chương trình, đa số sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp tại chính các doanh nghiệp đã từng thực tập. Đây chính là cách tốt nhất để tổ chức dạy nghề cho sinh viên, đáp ứng được thói quen học tập của GenZ và nhu cầu của doanh nghiệp, chính là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (sinh viên và người sử dụng lao động) trong bối cảnh mới.

BÀI HỌC

Với sự thay đổi như vũ bão của cuộc cách mạng 4.0, không ai có thể đứng ngoài sự thay đổi này. Nhà trường với lý do tồn tại vì sinh viên, không thể không tính đến những ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đến sinh viên của mình. Với tốc độ thay đổi chóng mặt của thị trường lao động và các yêu cầu đối với các vị trí việc làm, SaigonTech phải không ngừng cập nhật các thông tin mới, kịp thời đưa ra các đối sách để đáp ứng các thay đổi này một cách nhanh nhất.

Muốn vậy, điều quan trọng nhất là lãnh đạo trường phải có sự thay đổi về chất, với sự năng động, thấu hiểu và biết lắng nghe. Chỉ như vậy mới nhận được các tín hiệu thay đổi của thị trường lao động, vốn đang vận động một cách âm thầm, không ngừng nghỉ, nhưng rất mãnh liệt, mà nếu thiếu cảnh giác sẽ khó có thể nhận ra trong vô số tiếng vọng của sự chủ quan, đánh giá thấp tiếng nói của “khách hàng”.

Trong kỷ nguyên số, mọi thay đổi sẽ không đợi chúng ta.

saigontech 

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

Hội thảo công nghệ “Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số trong dịch vụ giám sát nhân công”

Hội thảo công nghệ “Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số trong dịch vụ giám sát nhân công”

Trong thời đại CMCN 4.0, tiến tới 5.0, ứng dụng khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc bắt kịp xu hướng, thích nghi sự thay đổi không ngừng thời đại kỷ nguyên số. Hiện nay, đa số doanh nghiệp tại Việt Nam đang gặp khó khăn trong quá trình ứng dụng CNTT và loay hoay tìm kiếm giải pháp phù hợp với mô hình hoạt động. Trong đó, có các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ và vệ sinh vẫn còn áp dụng cách thức quản lý, vận hành thủ công, khiến các doanh nghiệp mất nhiều thời gian, ngân sách nhưng lại khó kiểm soát nhân viên trong quá trình thực hiện công việc.

Hiểu được nỗi lo từ các doanh nghiệp, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) và Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) phối hợp cùng Công ty TNHH Sáng tạo TMA và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Kim Ấn tổ chức hội thảo công nghệ “Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số trong dịch vụ giám sát nhân công” diễn ra vào sáng ngày 25/08/2022 tại Công viên phần mềm Quang Trung.

Hội thảo là cơ hội cho các cá nhân và tổ chức tiếp cận giải pháp và hiểu cách thức vận hành thông qua sự trợ giúp của chuyển đổi số trong quá trình giám sát nhân công, với sự tham gia của những chuyên gia công nghệ sẵn sàng giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC chia sẻ: “Muốn chuyển đổi số thành công thì bộ máy điều hành của doanh nghiệp mà đặc biệt là bản thân người đứng đầu phải thật sự quan tâm xem đây là công cụ chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình. Chuyển đổi số phải được dẫn dắt từ trên xuống, thông suốt đến từng người trong doanh nghiệp, đó là những người làm những công việc rất đơn giản như anh bảo vệ, chị lao công. Họ phải là sứ giả của chuyển đổi số, chuyển tải thông điệp của chuyển đổi số, là người tham gia chuyển đổi số để tương tác với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Doanh nghiệp muốn vươn lên nhanh, mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí thì chuyển đổi số là công cụ có thể giúp chúng ta đạt hiệu quả nhanh nhất”.

 Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC

Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi mang tính chiến lược của một doanh nghiệp, vì thế không đơn giản là sử dụng một phương pháp, một mô hình là đã thành công, mà cần một quá trình thực hiện có kế hoạch cụ thể và nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số. Đó chính là những nội dung chia sẻ đến từ ông Trần Phúc Hồng, Phó Chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam (VNITO) trong phần trình bày Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp 2022.

 Ông Trần Phúc Hồng, Phó Chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam (VNITO)

Ông Trần Phúc Hồng, Phó Chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam (VNITO)

Hiện nay, xu thế chuyển đổi số đang được tập trung và nhắc đến nhiều trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp,… Tuy nhiên, việc triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực giám sát nhân công, đặc biệt mảng bảo vệ và vệ sinh vẫn chưa được đề cập nhiều. Qua phần chia sẻ của ông Lý Thanh Huy, Giám đốc TMA Australia tại hội thảo về các giải pháp chuyển đổi số trong dịch vụ giám sát nhân công, có thể thấy chuyển đổi số là một đầu tư quan trọng cho tương lai. Việc ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số vào lĩnh vực bảo vệ và vệ sinh sẽ giúp doanh nghiệp điện tử hóa thông tin, tự động hóa quy trình làm việc, cải thiện chất lượng dịch vụ và tạo được niềm tin cho khách hàng.

 Ông Lý Thanh Huy, Giám đốc TMA Australia

Ông Lý Thanh Huy, Giám đốc TMA Australia

 Phần demo kỹ thuật giúp hiểu kỹ hơn về cách thức vận hành của các ứng dụng trong dịch vụ giám sát nhân công và ứng dụng AI kiểm soát ra vào khu vực đặc biệt

 Phần demo kỹ thuật giúp hiểu kỹ hơn về cách thức vận hành của các ứng dụng trong dịch vụ giám sát nhân công và ứng dụng AI kiểm soát ra vào khu vực đặc biệt

Phần demo kỹ thuật giúp hiểu kỹ hơn về cách thức vận hành của các ứng dụng trong dịch vụ giám sát nhân công và ứng dụng AI kiểm soát ra vào khu vực đặc biệt

Tiếp nối chương trình là phần chia sẻ đến từ bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng Giám đốc Tập đoàn IPPG về những kỳ vọng của các đơn vị cung cấp, cũng như các doanh nghiệp đang quản trị, giám sát đội ngũ nhân sự bảo vệ, vệ sinh. Bà Tiên đánh giá cao nội dung của buổi hội thảo, rất thiết thực với nhu cầu thực tế tại các đơn vị. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ giúp minh bạch các báo cáo giữa đơn vị chủ đầu tư và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Khi doanh nghiệp tận dụng CNTT để thay đổi căn bản cách thức vận hành mô hình kinh doanh sẽ tạo ra các giá trị mới cho khách hàng cũng như tăng tốc hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

 Bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng Giám đốc Tập đoàn IPPG

Bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng Giám đốc Tập đoàn IPPG

Trước khi đến với phần tọa đàm giao lưu cùng khách mời là bài trình bày của bà Nhiêu Quốc Trân, Trưởng Bộ phận Giải pháp công nghệ QTSC với chủ đề Trải nghiệm chuyển đổi số trong giám sát nhân công, nhằm chia sẻ về bối cảnh tác động đã thúc đẩy quá trình triển khai chuyển đổi số tại QTSC, mà cụ thể là ứng dụng phần mềm Miguards trong việc quản lý và kiểm soát lực lượng tuần tra bảo vệ, và hiệu quả mang lại trong thực tiễn.

 Bà Nhiêu Quốc Trân, Trưởng Bộ phận Giải pháp công nghệ QTSC

Bà Nhiêu Quốc Trân, Trưởng Bộ phận Giải pháp công nghệ QTSC

Sau phần chia sẻ của các chuyên gia về xu hướng chuyển đổi số trong giám sát nhân công, mảng bảo vệ và vệ sinh. Tiếp theo chương trình là phiên thảo luận nhằm giúp hội thảo có thể tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề đang thắc mắc và nhận được thông tin phản hồi trực tiếp từ các diễn giả, xoay quanh các nội dung như: kinh phí và hiệu quả khi ứng dụng CNTT, việc đồng bộ và tích hợp các ứng dụng CNTT khác nhau trên cùng hệ thống quản lý của doanh nghiệp, yêu cầu tối thiểu về quy mô hạ tầng để có thể sử dụng phần mềm Miguards, cơ chế phân quyền của hệ thống Miguards,…

 Hội thảo công nghệ “Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số trong dịch vụ giám sát nhân công”

 Hội thảo công nghệ “Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số trong dịch vụ giám sát nhân công”

 Hội thảo công nghệ “Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số trong dịch vụ giám sát nhân công”

 Hội thảo công nghệ “Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số trong dịch vụ giám sát nhân công”

 Hội thảo công nghệ “Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số trong dịch vụ giám sát nhân công”

 Hội thảo công nghệ “Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số trong dịch vụ giám sát nhân công”

Nguồn: QTSC

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2022

Đoàn lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tham quan mô hình hoạt động Công viên phần mềm Quang Trung

Đoàn lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tham quan mô hình hoạt động Công viên phần mềm Quang Trung

Ngày 18/08/2022, đoàn công tác tỉnh Hậu Giang do bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn, cùng đại diện lãnh đạo các sở, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã đến thăm và làm việc tại Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC). Đón tiếp và làm việc với đoàn có ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC và đại diện các phòng, trung tâm thuộc công ty.

Tại buổi làm việc, đại diện QTSC đã giới thiệu tóm tắt hoạt động của QTSC và Chuỗi QTSC đến đoàn công tác. Thành lập vào ngày 16/03/2001, đến nay QTSC đã thu hút được 146 doanh nghiệp CNTT trong đó có 6 doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 người với 650 sản phẩm, giải pháp và là nơi phục vụ cho hơn 21.000 người học tập, làm việc thường xuyên.

Tính đến nay, QTSC là công viên phần mềm đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. Vào ngày 03/03/2016, Thủ tướng đồng ý thí điểm thành lập Chuỗi QTSC, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp phần mềm và khởi nghiệp sáng tạo nhằm phát huy vai trò và thương hiệu sẵn có: QTSC, Khu Công nghệ Phần mềm ĐH Quốc Gia TPHCM (VNU-ITP). Tiếp đó, ngày 28/12/2019, Chuỗi QTSC đã kết nạp thêm thành viên mới là Trung tâm Công nghệ thông tin Thừa Thiên Huế (HueCIT) nâng tổng số thành viên chính thức của chuỗi lên 03 thành viên. Ngoài ra, còn một số địa phương là các đơn vị dự kiến và tiềm năng tham gia vào Chuỗi QTSC trong thời gian sắp tới như: Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Tây Ninh, Khánh Hòa, Bình Dương, và Hậu Giang.

 Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC phát biểu chào mừng đoàn công tác

Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC phát biểu chào mừng đoàn công tác

 Bà Nguyễn Kim Phương, Trưởng Phòng Chiến lược và Thị trường tóm tắt hoạt động của QTSC và Chuỗi QTSC

Bà Nguyễn Kim Phương, Trưởng Phòng Chiến lược và Thị trường tóm tắt hoạt động của QTSC và Chuỗi QTSC

Vào ngày 07-09/07 vừa qua, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức “Tuần lễ thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế vùng - Hậu Giang 2022” nhằm mục tiêu trao đổi, đánh giá kết quả đạt được của chuyển đổi số, chia sẻ, giới thiệu các mô hình, giải pháp chuyển đổi số thành công, các cách tiếp cận, định hướng cho chuyển đổi số trong thời gian tới tại địa phương. Do đó, tại buổi làm việc với QTSC, đoàn công tác đã đặt ra nhiều vấn đề trao đổi nhằm tìm hiểu mô hình chuyển đổi số tại QTSC, cũng như rất mong muốn nhận được sự chia sẻ, tư vấn phương pháp, cách thức quản lý, cách thu hút đầu tư và nguồn nhân lực,… từ đó có thể đưa ra định hướng phù hợp, ứng dụng hiệu quả và mang lại những kết quả tích cực hơn cho các hoạt động triển khai chuyển đổi số tại tỉnh Hậu Giang.

Sau buổi làm việc, đoàn đã được đại diện QTSC hướng dẫn tham quan Trung tâm giám sát điều hành Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC IOC), Bảo tàng QTSC, Trung tâm đào tạo STEAMZone, Trung tâm viễn thông QTSC Telecom, Khu thực nghiệm và ứng dụng CNTT trong Nông nghiệp, Khu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới QTSC R&D Labs.

 Tham quan Trung tâm giám sát điều hành QTSC IOC

Tham quan Trung tâm giám sát điều hành QTSC IOC

Bảo tàng QTSC 

Bảo tàng QTSC

Trung tâm viễn thông QTSC Telecom 

Trung tâm viễn thông QTSC Telecom

 Trung tâm đào tạo STEAMZone

Trung tâm đào tạo STEAMZone

 Khu thực nghiệm và ứng dụng CNTT trong Nông nghiệp

Khu thực nghiệm và ứng dụng CNTT trong Nông nghiệp

 Khu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới QTSC R&D Labs

Khu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới QTSC R&D Labs

Nguồn: QTSC

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

Chương trình đi bộ “Đồng hành cùng công nhân, viên chức - lao động Quận 12 có hoàn cảnh khó khăn” lần thứ II năm 2022 tại QTSC

Chương trình đi bộ “Đồng hành cùng công nhân, viên chức - lao động Quận 12 có hoàn cảnh khó khăn” lần thứ II năm 2022 tại QTSC

Sáng ngày 24/07/2022, Liên đoàn Lao động Quận 12 đã phối hợp cùng Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) tổ chức chương trình đi bộ với chủ đề “Đồng hành cùng công nhân, viên chức - lao động Quận 12 có hoàn cảnh khó khăn” lần thứ II năm 2022 nhằm chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2022). Đến dự và tham gia đi bộ có đồng chí Nguyễn Văn Năm - Ủy viên Thường vụ Quận ủy, Trưởng Ban Dân vận Quận ủy.

Chương trình đi bộ “Đồng hành cùng công nhân, viên chức - lao động Quận 12 có hoàn cảnh khó khăn” là chương trình thiết thực với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chăm lo, gây quỹ cho công nhân, viên chức – lao động có hoàn cảnh khó khăn đã được Liên đoàn lao động các quận triển khai.

 Hình ảnh tổng thể chương trình

 Hình ảnh tổng thể chương trình

Hình ảnh tổng thể chương trình

Bà Nguyễn Thị Ngoãn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Quận 12 phát biểu khai mạc chương trình 

Bà Nguyễn Thị Ngoãn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Quận 12 phát biểu khai mạc chương trình

Tại chương trình năm nay đã có hơn 3.000 vận động viên là công nhân, người lao động thuộc các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tham gia đi bộ với lộ trình khoảng 2,5km, nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và kêu gọi đóng góp chăm lo cho các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.

 Các đội thi tham gia đi bộ trong khuôn viên Công viên phần mềm Quang Trung

 Các đội thi tham gia đi bộ trong khuôn viên Công viên phần mềm Quang Trung

Các đội thi tham gia đi bộ trong khuôn viên Công viên phần mềm Quang Trung

Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thị Ngoãn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận cho biết, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các doanh nghiệp, đoàn viên công đoàn trên địa bàn quận để chăm lo cho đoàn viên, công nhân khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động tại các doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những hoạt động thường niên, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên nâng cao sức khỏe, thông qua việc kết nối cộng đồng, rèn luyện tinh thần thể dục thể thao, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh để hướng đến những mục tiêu phát triển hơn.

Kết thúc chương trình, Ban tổ chức đã nhận được sự đóng góp vào nguồn quỹ chăm lo cho công nhân khó khăn từ các Công đoàn cơ sở, doanh nghiệp và công đoàn viên với số tiền hơn 225.495.000 đồng.

Nguồn: QTSC - Quận 12

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2022

“Sắc màu Ước mơ” qua nét cọ nhí

“Sắc màu Ước mơ” qua nét cọ nhí

“Sắc màu Ước mơ” là chương trình do Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) phối hợp cùng Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn – Saigon Times Foundation (STF) tổ chức, chính thức khởi động từ ngày 01-06-2022 đến 01-06-2023.

Với mục tiêu mong muốn truyền đi thông điệp chung về lòng nhân ái và khát vọng vươn lên trong cuộc sống, chương trình nhằm hỗ trợ cho một số em ở nhóm tuổi 4-6 và 7-10 tại Lớp vẽ Nhà Mỹ, có năng khiếu hội họa nhưng có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, ít có điều kiện theo đuổi niềm đam mê của mình. Đồng thời, thông qua chương trình giúp phát hiện các tài năng hội họa và hỗ trợ để các em có điều kiện nuôi dưỡng ước mơ trở thành những họa sĩ thực thụ.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC, chia sẻ: “Lòng nhân ái cần được nhân rộng bởi nó chính là nền tảng để xã hội phát triển bền vững và phồn vinh. Đây cũng chính là mục tiêu chung mà chúng tôi luôn đồng hành cùng STF nhằm lan tỏa lòng nhân ái ra cộng đồng. Thông qua lòng nhân ái, chúng tôi mong muốn mang đến sự hài hòa cho xã hội trên một tinh thần tự nguyện”.

Theo đó, vào sáng ngày 08/07/2022 vừa qua, QTSC và STF đã tổ chức buổi tham quan thực tế tại Công viên phần mềm Quang Trung nhằm giúp các em có thêm thông tin, hình ảnh và ý tưởng sáng tác liên quan đến chủ đề không gian công nghệ tại QTSC.

Tại đây, các em đã được hướng dẫn tham quan toàn cảnh khu Công viên phần mềm Quang Trung, được nghe giới thiệu về lịch sử ra đời và phát triển trong hơn 20 năm qua của khu công nghệ này tại Bảo tàng QTSC, hiểu biết về chức năng của các tòa nhà, được nhìn ngắm và hòa mình vào không gian xanh, trong lành tại QTSC để thỏa sức sáng tác theo trí tưởng tượng của mình và phác họa ra những bức tranh sinh động, sáng tạo theo từng lứa tuổi.

 Chụp hình lưu niệm trước khi bắt đầu hành trình trải nghiệm vẽ tranh tại QTSC

 Chụp hình lưu niệm trước khi bắt đầu hành trình trải nghiệm vẽ tranh tại QTSC

Chụp hình lưu niệm trước khi bắt đầu hành trình trải nghiệm vẽ tranh tại QTSC

 Được nghe giới thiệu tại Bảo tàng QTSC

Được nghe giới thiệu tại Bảo tàng QTSC

 Các em rất hào hứng tham quan nội khu QTSC bằng xe điện

Các em rất hào hứng tham quan nội khu QTSC bằng xe điện

 Chuẩn bị vật dụng vẽ tranh

 Chuẩn bị vật dụng vẽ tranh

Chuẩn bị vật dụng vẽ tranh

Lên ý tưởng và đặt bút vẽ  

Lên ý tưởng và đặt bút vẽ

Lên ý tưởng và đặt bút vẽ

 Lên ý tưởng và đặt bút vẽ

Lên ý tưởng và đặt bút vẽ

Phác họa và hoàn thành tác phẩm

Phác họa và hoàn thành tác phẩm

Phác họa và hoàn thành tác phẩm

 Phác họa và hoàn thành tác phẩm


 Phác họa và hoàn thành tác phẩm

 

Phác họa và hoàn thành tác phẩm


 Phác họa và hoàn thành tác phẩm

 

Phác họa và hoàn thành tác phẩm 

 

Phác họa và hoàn thành tác phẩm

 

Phác họa và hoàn thành tác phẩm

 

  Chụp hình lưu niệm cùng tác phẩm của mình trước khi kết thúc buổi trải nghiệm tại QTSC

 Chụp hình lưu niệm cùng tác phẩm của mình trước khi kết thúc buổi trải nghiệm tại QTSC

Chụp hình lưu niệm cùng tác phẩm của mình trước khi kết thúc buổi trải nghiệm tại QTSC

Nguồn: QTSC, STF