Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Tổng kết thí điểm Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung

Tổng kết thí điểm Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung: Sáng ngày 29/12/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Hội đồng quản lý Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung đã tổ chức tổng kết thí điểm mô hình Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung giai đoạn 2016 – 2020 tại Ủy ban nhân dân TP.HCM.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Những sự kiện nổi bật của QTSC năm 2020

Những sự kiện nổi bật của QTSC năm 2020: Công viên phần mềm Quang Trung cũng có rất nhiều hoạt động sôi động từ: khởi công xây tòa nhà văn phòng của nhà đầu tư, cải tạo hạ tầng nội khu theo hướng hiện đại, đưa vào sử dụng trung tâm đào tạo, trung tâm y tế,… tạo sức sống mạnh mẽ trong nội khu.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Triển khai hệ thống scada vận hành tự động cấp nước và quan trắc chất lượng nước ngầm nội khu Công viên phần mềm Quang Trung

Triển khai hệ thống scada vận hành tự động cấp nước và quan trắc chất lượng nước ngầm nội khu Công viên phần mềm Quang Trung: Việc đầu tư hệ thống scada vận hành tự động cấp nước và xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước ngầm là cần thiết nhằm giám sát chất lượng nước cấp đầu ra, chất lượng nước ngầm, giám sát lượng khai thác, mực nước động – tĩnh tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Triển khai hệ thống quan trắc không khí tự động trong nội khu Công viên phần mềm Quang Trung

Triển khai hệ thống quan trắc không khí tự động trong nội khu Công viên phần mềm Quang Trung: Với mục tiêu nâng cao công tác giám sát chất lượng và cảnh báo khi có ô nhiễm không khí trong khu Công viên phần mềm Quang Trung, tháng 10/2020, QTSC đã lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc không khí tự động nội khu.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

QTSC vinh dự nhận chứng nhận Saigon Times CSR – Doanh nghiệp vì cộng đồng 2020

QTSC vinh dự nhận chứng nhận Saigon Times CSR – Doanh nghiệp vì cộng đồng 2020: Sáng 20/11/2020, QTSC đã vinh dự nhận được chứng nhận Saigon Times CSR 2020 dành cho các đơn vị đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển thịnh vượng và bền vững của cộng đồng.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Đoàn kiều bào thuộc Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tham quan QTSC

Chiều 29/10/2020, đoàn làm việc gồm 18 kiều bào đến từ 9 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đến tham quan và nghe giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của các công ty trong Công viên phần mềm Quang Trung.

Theo ông Phùng Công Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM cho biết: Nhân dịp các đại biểu về dự hội nghị kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam, các kiều bào mong muốn được đến tham quan Công viên phần mềm Quang Trung, nơi tập trung nhiều công ty CNTT và đi đầu trong các hoạt động chuyển đổi số.

 Hình 1: Toàn cảnh buổi gặp gỡ kiều bào tại QTSC

Hình 1: Toàn cảnh buổi gặp gỡ kiều bào tại QTSC

Đón tiếp đoàn, ông Trần Hữu Dũng – Chủ tịch Hội đồng thành viên QTSC đã khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công viên phần mềm Quang Trung. Ra đời vào năm 2001, đến nay QTSC đã trở thành công viên phần mềm đầu tiên và thành công nhất của cả nước. Trong những năm đầu thành lập, thành phố đã có nhiều chương trình quảng bá QTSC với cộng đồng Việt kiều thông qua các cuộc gặp gỡ kiều bào định kỳ. Chính điều này đã tạo tiền đề cho việc thu hút đầu tư của Việt kiều tại QTSC, đây cũng là một trong 6 trụ cột chính tạo nên thành công của QTSC. Vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng của các nhà đầu tư Việt kiều đang hoạt động tại QTSC đã được khẳng định rõ nét qua việc: chuyển giao công nghệ và là đầu mối kết nối thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp tại QTSC và TP.HCM, đặc biệt là với thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Sau khi nghe giới thiệu về QTSC, đoàn đã tham quan Trung tâm viễn thông QTSC, nghe Giới thiệu về Trung tâm dữ liệu và Kho dữ liệu dùng chung của thành phố. Tham quan Trung tâm đào tạo STEAMZONE, tìm hiểu các mô hình giáo dục STEAM: STEAM Robotics, STEAM Vinaponics – STEAM Garden, và các công nghệ mới phục vụ giáo dục như Mô hình thiết bị nhà kính STEAM Green House, Mô hình lắp ráp STEM & Robotics Produino, STEAM làm phim ảnh, STEAM thực tế ảo.

 Hình 2, 3: Đoàn tham quan Trung tâm đào tạo STEAMZONE

Hình 2, 3: Đoàn tham quan Trung tâm đào tạo STEAMZONE

 Hình 2, 3: Đoàn tham quan Trung tâm đào tạo STEAMZONE

Tiếp nối chương trình, đoàn tham quan khu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới QTSC R&D Labs. Tại công ty 5D, đoàn nghe giới thiệu các công nghệ phục vụ trong nông nghiệp như: Công nghệ Hyperspectral Imaging trong xác định phân bón giả; Công nghệ Hyperspectral Imaging trong xác định rượu giả, Giới thiệu về hệ thống trộn phân dinh dưỡng tự động trong nông nghiệp: OptimFertilizer; Giới thiệu về công nghệ IR/ndvi và những ứng dụng trong nông nghiệp. Tại công ty Edunet, đoàn tham quan mô hình trang trại thông minh Smartfarm; Công nghệ Hologram; Hệ thống Camera với tính năng trí tuệ nhân tạo.

Cuối cùng, đoàn di chuyển đến công ty TMA Innovation và được nghe giới thiệu các giải pháp công nghệ ứng dụng AI và IoT để phục vụ y tế như Hộp camera thông minh, Cổng đo thân nhiệt tự động; Giải pháp quản lý cách ly phòng chống Covid - StayHome14; Camera thân nhiệt tầm ngắn – tầm trung.

 Hình 4: Đoàn nghe giới thiệu về các ứng dụng của công ty TMA Innovation

Hình 4: Đoàn nghe giới thiệu về các ứng dụng của công ty TMA Innovation

Được biết, sáng 30/10/2020 UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của Đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam tại 141 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Hệ thống họp trực tuyến sử dụng để kết nối với các kiều bào trong và ngoài nước tại hội nghị này được cung cấp bởi Công viên phần mềm Quang Trung.

Nguồn: QTSC

Chuỗi hội thảo khu công nghiệp thông minh tại Khu chế xuất Linh Trung 1

 Sáng 29/10/2020, Chuỗi hội thảo Khu công nghiệp thông minh đã tổ chức phiên thứ 3 tại Khu chế xuất Linh Trung 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM.

Hiện nay TP.HCM có 17 KCN - KCX, khu công nghệ cao đang hoạt động với diện tích hơn 3.800 ha, tỷ lệ lấp đầy gần 73%. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư của các KCX/KCN ở TP.HCM không cao và đang gặp phải cạnh tranh lớn từ các KCN ở các địa phương lân cận Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu. Việc chuyển đổi số, ứng dụng vào thực tiễn những công nghệ thông minh sẽ giúp cho các nhà máy tại các KCN/KCX nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và an toàn trong lao động.

Các giải pháp quản lý khu công nghiệp/khu chế xuất

Từ thực tiễn ứng dụng giải pháp công nghệ cho hoạt động quản lý tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung – mô hình đô thị xanh, thông minh đầu tiên của cả nướcBà Trân Nhiêu – Trưởng bộ phận Giải pháp Công nghệ, QTSC cho biết: ngay từ năm 2016, QTSC đã xây dựng các ứng dụng công nghệ IoT để phục vụ hoạt động giám sát, quản lý điều hành toàn khu. Năm 2018 các ứng dụng này đã tích hợp các ứng dụng này trên một nền tảng duy nhất QTSC IOC. Những ứng dụng đang được triển khai thực tế ngay tại QTSC và mang lại hiệu quả lớn, phù hợp với nhiều KCN/KCX như: hệ thống quản lý hạ tầng trên nền tảng GIS, hệ thống quản lý camera thông minh (VMS), hệ thống kiểm soát và theo dõi bảo vệ (Migard), hệ thống giám sát điều hành QTSC IOC,… Những hoạt động này đã góp phần nâng tầm QTSC lên một bước ngoặt mới, trở thành một khu đô thị phần mềm ngày một thông minh hơn.

Hình 1: Bà Trân Nhiêu – Trưởng bộ phận Giải pháp Công nghệ, QTSC chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng giải pháp công nghệ cho hoạt động quản lý tại QTSC 

Hình 1: Bà Trân Nhiêu – Trưởng bộ phận Giải pháp Công nghệ, QTSC chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng giải pháp công nghệ cho hoạt động quản lý tại QTSC

Chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp chế biến và sản xuất

Giải pháp LV SureERP – của công ty Lạc Việt đã được ứng dụng thành công cho các nhà máy sản xuất trong các lĩnh vực: May mặc; Lắp ráp ôtô; Dây đồng - Cáp điện. Tính chất, quy mô hoạt động của các nhà máy khác nhau nhưng đều được các chuyên viên của Lạc Việt tư vấn, áp dụng thành công. Các công đoạn sản xuất tại nhà máy đều được quản lý bằng giải pháp LV SureERP như: hoạch định nhu cầu nguyên phụ liệu dựa trên kế hoạch sản xuất; Lập kế hoạch mua nguyên phụ liệu dự trữ; Kiểm soát số lượng, chất lượng lô hàng nhập & hỗ trợ nhận dạng tự động các chi tiết mới; Ban hành lịch sản xuất & cấp phát nguyên phụ liệu theo lịch sản xuất; Cập nhật nhật ký phân xưởng và theo dõi tiến độ sản xuất; Tính giá thành sản phẩm; theo dõi hàng tồn kho bằng QR CodeQuy trình quản lý khép kín và chi tiết từng hạng mục đã giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.

 Hình 2: Ông Phạm Hữu Thời – Giám đốc phát triển ERP, công ty Lạc Việt giới thiệu giải pháp LV SureERP tại hội thảo

Hình 2: Ông Phạm Hữu Thời – Giám đốc phát triển ERP, công ty Lạc Việt giới thiệu giải pháp LV SureERP tại hội thảo

Mô hình nhà máy thông minh

Ông Nguyễn Ngọc Văn Thành, Tổng Giám đốc công ty AES Việt Nam giới thiệu giải pháp DELMIA APRISO tại hội thảo. Theo ông Thành, trong xu hướng thị trường cạnh tranh ngày càng sâu rộng, giải pháp MES đã dần chở nên phổ biến và đó sẽ là nhu cầu tất yếu của bât kỳ nhà máy sản xuất nào. Gartner đã xếp hạng rất cao cho các giải pháp MES/MOM toàn cầu của SAP hay Siemens… tuy nhiên giải pháp DELMIA APRISO sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp Việt Nam vì có mức giá hợp lý và có khả năng tùy biến cho các tất cả doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và nhỏ. Kể cả những doanh nghiêp vừa và nhỏ có mức độ phức tạp về quy trình sản xuất, sản lượng, số lượng máy móc, thiết bị, nhân công chưa nhiều thì vẫn cần đến giải pháp MES.

 Hình 3: Ông Nguyễn Ngọc Văn Thành, Tổng Giám đốc công ty AES Việt Nam giới thiệu giải pháp DELMIA APRISO

Hình 3: Ông Nguyễn Ngọc Văn Thành, Tổng Giám đốc công ty AES Việt Nam giới thiệu giải pháp DELMIA APRISO

Cũng mang đến hội thảo giải pháp quản lý vận hành sản xuất thông minh, ông Huỳnh Quang Tiến, Giám đốc điều hành, BTM Việt Nam giới thiệu giải pháp “Tối ưu quản trị doanh nghiệp sản xuất với Netsuite ERP” trong hội thảo. Oracle Netsuite ERP là một hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tổng thểNetsuite ERP đã được triển khai trên 20,000 khách hàng trên toàn thế giới,  cung cấp các quy trình được chuẩn hóa cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống giúp cung cấp đầy đủ các quy trình và chức năng giúp quản lý toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp. Các quy trình từ sản xuất, mua/bán hàng, quản lý kho, quản lý tài chính đều có khả năng tích hợp với nhiều hệ thống/phần mềm khác nhau. Mặt khác, hệ thống cũng cung cấp nhiều báo cáo thông minh theo từng chức năng/vai trò của người dùng trên hệ thống. Từ đó giúp người dùng có thể kiểm soát, vận hành hoạt động và ra quyết định tức thời, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí.

 Hình 4: Ông Huỳnh Quang Tiến, Giám đốc điều hành, BTM Việt Nam giới thiệu giải pháp Oracle Netsuite ERP trong hội thảo.

Hình 4: Ông Huỳnh Quang Tiến, Giám đốc điều hành, BTM Việt Nam giới thiệu giải pháp Oracle Netsuite ERP trong hội thảo.

Hơn 20 ứng dụng, giải pháp giới thiệu tại khu vực triển lãm

Bên cạnh chương trình hội thảo, hơn 20 ứng dụng, giải pháp nhằm tối ưu quản trị doanh nghiệp sản xuất đến từ các doanh nghiệp như QTSC, TMA, Hitachi Vantara, Sao Bắc Đẩu, Lạc Việt, AES, FSI, Ricoh, HPT, BTM Global, XPossible, Online Office, SystemEXE, New Ocean,... cũng được giới thiệu tại khu vực triển lãm nhằm giúp nhà quản lý và doanh nghiệp có những trải nghiệm và cảm nhận thực tế về một số công nghệ mới được ứng dụng trong các khu công nghiệp thông minh.

Một vài hình ảnh tại hội thảo

Một vài hình ảnh tại hội thảo 

 Một vài hình ảnh tại hội thảo

Một vài hình ảnh tại hội thảo 

Một vài hình ảnh tại hội thảo 

 Một vài hình ảnh tại hội thảo

Link toàn bộ hình ảnh của hội thảo: https://photos.app.goo.gl/WjWyE4qqNHJmxCr67 

Nguồn: QTSC

407 triệu đồng ủng hộ chương trình “Hướng về miền Trung”

Sau 10 ngày phát động chương trình “Hướng về miền Trung”, các cá nhân/đơn vị đang hoạt động trong Công viên phần mềm Quang Trung đã quyên góp ủng hộ được hơn 400 triệu đồng để gửi đến đồng bào miền Trung góp phần khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định đời sống, phục hồi sản xuất.

Cơn bão này chưa qua, cơn bão sau lại ập tới. Cả miền Trung đang oằn mình trong những cơn bão lũ. Lúc này, hai tiếng đồng bào thân thương lại vang lên trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Hàng ngàn chuyến hàng cứu trợ của chính quyền, người dân khắp cả nước đang hối hả chi viện cho miền Trung. Không có điều kiện tham gia cứu trợ, các tổ chức/cá nhân đang làm việc và học tập tại Công viên phần mềm Quang Trung đã tham gia đóng góp cho miền Trung thông qua chương trình này. QTSC xin trân trọng cám ơn và tri ân những tổ chức/cá nhân đã đóng góp cho chương trình:

  1. Công ty BIPO Service (Vietnam)
  2. Công ty QTSC
  3. Công ty JCV Engineering
  4. Công ty Vina Data
  5. Công ty Mai Anh Nam
  6. Công ty BBV Vietnam
  7. Công ty Phần mềm tiếp thị Thể thao (SMS)
  8. Công ty Swiss Post Solutions (SPS)
  9. Công ty DFM-Engineering
  10. Công ty giải pháp nông nghiệp 5D
  11. Công ty Gifu Kogyo Vietnam
  12. Công ty Augen Vietnam
  13. Công ty dịch vụ NINA
  14. Công ty kiểm toán Thủy Chung
  15. Công ty công nghệ Biển Bạc Miền Nam
  16. Công ty Rakus Vietnam
  17. Công ty công nghệ số ADAMO
  18. Công ty cổ phần xây dựng Hồng Mã
  19. Công ty Gia Việt
  20. Công ty Trùng Dương, Xpossible
  21. Trường Saigontech
  22. Công ty Nam Thành Long
  23. Công ty thể dục thể thao CR7
  24. Công ty 3T&Net

Và các mạnh thường quân cá nhân: bé Mai Anh và bé Duy Anh, bé Khôi Anh và Mai Khôi, chị Nguyễn Thị Kim Dung, anh Phạm Thanh Minh và một số mạnh thường quân ẩn danh khác.

Tổng số tiền nhận được đến ngày 29/10/2020 là 407 triệu đồng. QTSC cam kết sẽ gửi toàn bộ số tiền do các cá nhân và đơn vị đóng góp cho miền Trung nhằm khắc phục hậu quả do thiên tai thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết về các khoản đóng góp, vui lòng liên hệ: Ms. Hồng Giang, điện thoại: 028.3715.8888 (#926), email: giang@qtsc.com.vn.

Nguồn: QTSC

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Cải tạo mới cổng ra vào Công viên phần mềm Quang Trung

Những năm vừa qua, Công viên phần mềm Quang Trung như được khoác thêm áo mới với việc mở nhiều tuyến đường mới, trồng mới nhiều cây xanh nâng cao chất lượng không khí nội khu. Hiện nay, QTSC đang tiến hành cải tạo 2 cổng chính trên đường Tô Ký và Quốc lộ 1A để tạo nên diện mạo mới của công viên.

Thành lập từ tháng 3/2001, hai cổng ra/vào hiện tại của Công viên cũng có tuổi đời tương đương. Nằm trong chuỗi công trình kỷ niệm 20 năm thành lập Công viên phần mềm Quang Trung, việc cải tạo cổng ra/vào theo hướng hiện đại, tươi trẻ và có công năng sử dụng hiệu quả chính là mục tiêu QTSC đang hướng tới.

Thiết kế cổng mang dáng dấp của phi thuyền vũ trụ với các đường cong mềm mại, mượt mà, các hình khối mang đậm tính khoa học viễn tưởng của tương lai. Cổng ra/vào mới của QTSC được hình dung như một phi thuyền chở đầy tri thức đang lao nhanh về phía trước. Ý tưởng của thiết kế phù hợp với định hướng phát triển của QTSC - trở thành một công viên khoa học với hàm lượng công nghệ đậm đặc, nơi làm việc của những con người tri thức, không ngừng đổi mới, sáng tạo.

 Hình 1: Mô hình cổng trên đường Tô Ký, mặt sau logo QTSC chính là khu vực đặt máy ATM và máy bán nước tự động

Hình 1: Mô hình cổng trên đường Tô Ký, mặt sau logo QTSC chính là khu vực đặt máy ATM và máy bán nước tự động

 Hình 2: Mô hình cổng QTSC trên Quốc lộ 1A với bảng thông tin điện tử và Trạm Thông tin Thông minh

Hình 2: Mô hình cổng QTSC trên Quốc lộ 1A với bảng thông tin điện tử và Trạm Thông tin Thông minh

Bên cạnh thiết kế mang hơi thở hiện đại, tại cổng ra vào trên Quốc Lộ 1A còn được nâng cấp thêm Trạm Thông tin Thông minh tương tự như các Trạm Thông tin Đa năng hiện đang được lắp đặt tại một số điểm trong Quận 1, TP.HCM. Đây sẽ là nơi đón tiếp khách – trả lời những câu hỏi liên quan đến quy định ra/vào công viên cũng như vị trí của các công ty, các tòa nhà trong nội khu 43 ha,... Phía bên phải của cổng ra vào trên đường Tô Ký còn bố trí khu vực để máy ATM, máy bán nước tự động nhằm đảm bảo an toàn, an ninh cho các nhân viên, sinh viên trong nội khu khi sử dụng những dịch vụ này.

Đặc biệt, hai bên cổng mới trang bị hệ thống camera kiểm soát an ninh và dự kiến lắp đặt  02 bảng thông tin điện tử với kích thước 4m × 6m, cao 3m so với mặt đất. Bảng thông tin điện tử là một biểu tượng đặc trưng của công viên và thường xuyên hiển thị những câu chào đón khi khách hàng, đối tác đến tham quan; Hiển thị các thông báo liên quan đến công viên; Hiển thị các thông tin về thời tiết, các thông số quan trắc không khí tại QTSC,…

Công trình dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 12/2020.

Hình 3: Mô phỏng khu vực đặt máy ATM và máy bán nước tự động 

Hình 3: Mô phỏng khu vực đặt máy ATM và máy bán nước tự động

Nguồn: QTSC

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Những mô hình tiên phong

 Bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ dựa vào những lợi thế sẵn có để phát triển mà còn chủ động nghiên cứu, tìm tòi, triển khai các mô hình phát triển mới theo xu hướng chung của thế giới, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao. Những mô hình đầu tiên của cả nước này được triển khai 20 năm qua, đến nay đã bước đầu cho trái ngọt; trong đó, điển hình là Khu công nghệ cao thành phố, Công viên phần mềm Quang Trung. Đây cũng là những “hạt nhân” trong xây dựng đô thị sáng tạo tương tác cao, đô thị thông minh của thành phố hiện nay và trong tương lai.

Khu công nghệ cao tỷ đô

Được thành lập đầu những năm 2000, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) đã thật sự tạo được dấu ấn riêng trong sự phát triển của các khu công nghiệp-khu chế xuất của thành phố, với những dự án “triệu đô.” Đây được xem là chính sách phát triển đột phá của Đảng và Nhà nước.

Nguyên Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Lê Hoài Quốc cho biết sự phát triển của SHTP có thể chia làm hai giai đoạn chính là từ năm 2002 đến 2011 và từ năm 2011 đến nay. Nếu như điểm nhấn của giai đoạn đầu là Nidec và Intel thì giai đoạn hai, dấu ấn là Samsung với việc Thành phố Hồ Chí Minh trao giấy chứng nhận đầu tư dự án Samsung CE Complex có tổng vốn 1,4 tỷ USD.

Một góc Khu công nghệ cao, quận 9, TP.HCM. (Ảnh: Trần Xuân Tình/TTXVN)
Một góc Khu công nghệ cao, quận 9, TP.HCM. (Ảnh: Trần Xuân Tình/TTXVN)

Trong giai đoạn đầu, dự án Intel Product Vietnam (IPV) với tổng giá trị đầu tư của giai đoạn 1 hơn 1 tỷ USD vào năm 2006 là một dấu mốc quan trọng cho lĩnh vực khoa học công nghệ Việt Nam. Hiện nay IPV đang có kế hoạch mở rộng với số vốn đầu tư dự kiến cho giai đoạn 2 khoảng 1 tỷ USD.

Ông Lê Hoài Quốc nhớ lại: “Thời điểm đó, IPV là dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao đầu tiên có giá trị đầu tư lớn nhất và có tác động lan tỏa rất lớn cho việc thu hút đầu tư các dự án sau đó tại SHTP nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Nối tiếp IPV, nhiều dự án công nghệ lớn cũng đầu tư vào khu... Dự án của Intel đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ về doanh thu, về năng suất lao động trên đầu người luôn dẫn đầu trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, mà đặc biệt là góp phần đào tạo nhân lực cho Việt Nam.”

Cũng từ dấu ấn này, IPV đã góp phần cùng Ban Quản lý Khu đề xuất với Trung ương nhiều cơ chế và chính sách trong quản lý các doanh nghiệp FDI, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư mở rộng cho các doanh nghiệp công nghệ cao. Sau 14 năm kể từ ngày Tập đoàn Intel chính thức đầu tư dự án IPV, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã cơ bản hoàn thành với hạ tầng kỹ thuật được hoàn thiện, hơn 95% đất đã được giao cho nhà đầu tư và giá trị sản xuất cũng như xuất khẩu tăng trưởng nhanh và bền vững.

Tính đến tháng 8/2020, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh có 158 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, với 108 dự án trong nước (tổng vốn 44.497 tỷ đồng) và 50 dự án nước ngoài (5.679 triệu USD). Trong 8 tháng năm 2020, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao ước đạt 12,687 tỷ USD, tăng 15,85% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến nay, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao ước đạt 77,64 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đạt 73,425 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt 66,842 tỷ USD.

Nghiên cứu phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn, kết quả hợp tác chuyển giao công nghệ tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)
Nghiên cứu phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn, kết quả hợp tác chuyển giao công nghệ tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Năng suất lao động bình quân của SHTP giai đoạn 2015-2019 ước đạt 295.000 USD/lao động, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2010 - 2015. Theo bà Lê Bích Loan, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, năng suất lao động theo giá trị gia tăng của lao động trong khu luôn cao hơn gấp 20 lần so với năng suất lao động bình quân cả nước.

Những năm gần đây, doanh nghiệp tại SHTP đã tăng dần các hoạt động R&D (nghiên cứu triển khai) và tăng chi phí đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện đa số nhân sự bộ phận R&D đều là người Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn đã và đang hình thành các trung tâm nghiên cứu tại SHTP với mục tiêu đầu tư phát triển hoạt động R&D của tập đoàn tại Việt Nam.

Không chỉ thu hút đầu tư và nghiên cứu khoa học, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng tới đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường. Chỉ trong năm 2020, SHTP đã thương mại hóa thành công 2 sản phẩm gồm dung dịch rửa tay diệt khuẩn dựa trên nền tảng công nghệ Nano bạc, nước súc miệng và gel rửa tay khô DR-OH đáp ứng nhu cầu thị trường tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Thi cho biết, từ khi thành lập đến nay, Khu Công nghệ cao chủ yếu tập trung thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Từ năm 2020, Khu sẽ chú trọng thêm nhiệm vụ phát triển các sản phẩm công nghệ cao cùng các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, thực hiện mô hình đi từ nghiên cứu trong phòng thí nhiệm (Labs), xác lập sở hữu trí tuệ, sản xuất công nghiệp và thương mại hóa; trong đó hướng tới xuất khẩu.

Khu công viên “1 vốn… 30 lời”

Nếu SHTP là điểm nhấn về phát triển công nghệ cao, thì Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) được thành lập năm 2001 là điểm sáng về “đón đầu” làn sóng phát triển công nghệ thông tin. Vốn là một khu Hội chợ Quang Trung nằm ở vùng ven thành phố, QTSC được quy hoạch phát triển thành khu công viên phần mềm tập trung đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam, với tổng diện tích 43ha.

Sau 20 năm, QTSC đã có sự phát triển vượt bậc và thể hiện sự thành công lớn trong chính sách đầu tư. Nếu như năm 2001, QTSC có 21 doanh nghiệp và 250 nhân viên, thì nay đã có 165 doanh nghiệp và 21.831 người; hình thành hệ sinh thái công nghệ và môi trường sáng tạo. Trong số 165 doanh nghiệp phần mềm, có 4 doanh nghiệp hàng đầu thế giới là KDDI (Nhật Bản), Hitachi Vantara, Concentrix (Hoa Kỳ) và Hexagone (Anh); 6 doanh nghiệp có chứng chỉ CMMI (quản lý chất lượng sản xuất phần mềm tiên tiến thế giới).

Quản lý vận hành hệ thống quản lý thông minh tại Công viên Phần phầm Quang Trung. (Ảnh: Hoàng Tuấn-Tiến Lực/TTXVN)
Quản lý vận hành hệ thống quản lý thông minh tại Công viên Phần phầm Quang Trung. (Ảnh: Hoàng Tuấn-Tiến Lực/TTXVN)

Mô hình hợp tác công tư PPP đã phát huy hiệu quả tại Công viên Phần mềm Quang Trung, đó là việc nhà nước chỉ đầu tư khoảng 230 tỷ đồng vào hạ tầng nhưng đã thu hút được các thành phần kinh tế khác với vốn thực hiện 5.600/6.606 tỷ đồng đăng ký.

Theo ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC, hiện công viên đã đạt tỷ lệ lấp đầy 87,61% diện tích, dự kiến giai đoạn 2021-2022 sẽ không còn quỹ đất. Tổng ngân sách đầu tư đến tháng 6/2020 là 230 tỷ đồng và đã thu hút 6.606 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư. Tính ra, 1 đồng vốn ngân sách đầu tư đã thu hút tới gần 30 đồng vốn doanh nghiệp.

Sự phát triển của QTSC cũng góp phần thực hiện chiến lược công nghệ thông tin và chính phủ điện tử. QTSC cung cấp dịch vụ NOC với 805 điểm kết nối cho sở ngành, 1 kết nối vào mạng số liệu chuyên dùng cho Văn phòng Chính phủ để sử dụng phần mềm liên thông văn bản 4 cấp; các dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây; dịch vụ an ninh thông tin và hộp thư điện tử cho các cán bộ và các đơn vị thành phố.

Hiện nhiều hoạt động cũng được triển khai hiệu quả tại QTSC, như ươm tạo nhiều doanh nghiệp phần mềm với khoảng 40 doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; đưa vào vận hành Khu thực nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp (đang nâng cấp mô hình “làng thông minh” trong năm 2020). Năm 2018, QTSC đưa vào vận hành Khu nghiên cứu công nghệ mới (R&D Labs) ưu tiên dành cho doanh nghiệp Việt Nam.

Công viên phần mềm Quang Trung. (Nguồn: hcmcpv.org.vn)
Công viên phần mềm Quang Trung

Từ mô hình khu công nghệ thông tin tập trung đầu tiên của cả nước, hiện QTSC đang được phát triển thành chuỗi Công viên Phần mềm Quang Trung, với các thành viên là Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia; Trung tâm HueCIT; công viên phần mềm Mekong; Bến Tre Innotech… nhằm phát huy thế mạnh, đặc trưng của từng địa phương, đối tác… Đây là điều chưa có tiền lệ, hướng tới QTSC phát triển thành công viên phần mềm trọng điểm quốc gia, hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long cho biết, mục tiêu phát triển của QTSC là xây dựng thành công mô hình công viên phần mềm lớn nhất Việt Nam trong số 8 công viên phần mềm của cả nước, tạo thành điểm thu hút đầu tư quan trọng cho ngành phần mềm thành phố và cả nước. Điều này giúp QTSC luôn phát triển ổn định, bền vững, năm sau luôn cao hơn năm trước.

Nắm bắt xu thế hội nhập quốc tế, hiện QTSC đã, đang triển khai và ứng dụng những giải pháp công nghệ, với hơn 20 hệ thống cho hoạt động quản trị Công viên phần mềm Quang Trung. Những hoạt động này góp phần nâng tầm QTSC lên một nước ngoặt mới, trở thành một khu đô thị phần mềm ngày một thông minh hơn, tiến đến trở thành mộ mô hình mẫu về đô thị thông minh đầu tiên của cả nước.

Thương hiệu QTSC được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đóng góp vào xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành công nghiệp thông tin và phần mềm Việt Nam

Thương hiệu QTSC được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đóng góp vào xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành công nghiệp thông tin và phần mềm Việt Nam. Theo QTSC, thời gian qua, có 1.107/1.499 đoàn khách nước ngoài đến khu tìm hiểu ngành công nghệ thông tin, phần mềm Việt Nam.

Theo đánh giá của hãng KPMG năm 2017, trong các khu công nghệ tại châu Á, QTSC thuộc Top 3 về thế mạnh về chính sách ưu đãi đầu tư cao và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng; Top 4 khu công nghệ có thế mạnh về mức độ tập trung, đồng nhất ngành nghề của doanh nghiệp hoạt động trong khu.

Nhờ hai chủ trương chính xác và kịp thời là đầu tư khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin tập trung của Việt Nam, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành đầu tàu, trung tâm khoa học công nghệ của cả nước. Đây cũng là nền tảng để Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến, “địa chỉ đỏ” cho làn sóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo./.

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)

Nguồn: http://special.vietnamplus.vn/ 

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

Công nghệ đo thân nhiệt tự động được triển khai ứng dụng tại QTSC

 Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, QTSC đã cùng với các doanh nghiệp trong khu triển khai nghiên cứu rất nhiều công nghệ liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, phòng chống lây lan dịch bệnh.

Vừa qua, QTSC đã đưa công nghệ đo thân nhiệt từ xa do Trung tâm sáng tạo TMA nghiên cứu và phát triển, ứng dụng vào trong thực tế nhằm sàng lọc người nghi nhiễm SARS-CoV - 2 tại tòa nhà TMA Building và tòa nhà QTSC Building 1, Công viên phần mềm Quang Trung.

Hình 1: Màn hình camera hiển thị nhiệt độ của người đang ở gần máy đo thân nhiệt tự động từ xa

Cổng tự động đo thân nhiệt người đi qua và cảnh báo bằng hệ thống xử lý hình ảnh thông minh. Nếu bạn tới gần, máy sẽ tự động đo thân nhiệt của bạn, nếu vượt quá 37,5o thì máy sẽ đưa ra cảnh báo bằng âm thanh và hình ảnh. Cổng đo thân nhiệt tự động này được áp dụng tại các tòa nhà, khu vực cách ly cần kiểm soát người ra vào nhằm mục đích thay thế người kiểm tra thân nhiệt như hiện nay, giảm sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, mang lại tính an toàn cao.

Hình 1: Màn hình camera hiển thị nhiệt độ của người đang ở gần máy đo thân nhiệt tự động từ xa

Hình 1: Màn hình camera hiển thị nhiệt độ của người đang ở gần máy đo thân nhiệt tự động từ xa

Link demo ứng dụng: https://youtu.be/burA6FkD05o 

Sau một thời gian sử dụng và thử nghiệm riêng lẻ các máy kiểm tra đeo khẩu trang và máy đo thân nhiệt tự động, thiết bị đã được nâng cấp và tích hợp thêm nhiều chức năng. Trong phiên bản mới này, các ứng dụng như kiểm tra khẩu trang, đo nhiệt độ từ xa và nhận diện khuôn mặt được tích hợp trên một nền tảng duy nhất. Tuy tích hợp nhiều tính năng nhưng máy vẫn đảm bảo tính chính xác cao và gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt và sử dụng ở mọi nơi.

 Hình 2: Giải pháp tích hợp các ứng dụng trong một thiết bị duy nhất

Hình 2: Giải pháp tích hợp các ứng dụng trong một thiết bị duy nhất

Đây là giải pháp đã được nghiên cứu và xây dựng với các chức năng hoàn thiện cùng chi phí thấp nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn thì QTSC và TMA sẽ hỗ trợ cho thuê sản phẩm với chi phí tiết kiệm.

Link demo ứng dụng: https://youtu.be/MSuHN8eq2eA 

Các đối tác có nhu cầu sử dụng, vui lòng liên hệ: bà Nhiêu Quốc Trân - Bộ phận Giải pháp Công nghệ QTSC

Email: trannhieu@qtsc.com.vn 

Điện thoại: (84) 8888 77601

Website: https://www.qtsc.com.vn

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

ISC-Quang Trung tuyển sinh khóa 13 chương trình “Thực tập dự án CNTT”

 Ngày 07/09/2020, ISC-Quang Trung sẽ tuyển sinh khóa 13 dành cho tất cả các sinh viên năm cuối hoặc mới tốt nghiệp ngành CNTT tham gia. ISC-Quang Trung luôn đổi mới chương trình “Thực tập dự án CNTT” hàng năm, giúp cho các bạn sinh viên Việt Nam ra trường thích nghi và hòa nhập với môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, hiện đại của các doanh nghiệp CNTT hiện nay.

  1. Học trong tòa nhà 20 triệu USD

Trong suốt 4 tháng của chương trình học, học viên ISC Quang Trung sẽ được học tập và thực hành với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại nhất của trường SaigonTech – 1 trong 4 sáng lập viên của ISC Quang Trung. Đó chính là tòa nhà được đầu tư đến 20 triệu USD theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ với đầy đủ tiện nghi, sinh viên sẽ được học phòng máy lạnh, thực hành với máy tính riêng, hệ thống phòng Cisco Lab, Mobile Lab (Android, IOS), Simulation Lab, Coffe lab… đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của học viên.

 Hình 1 - Học viên ISC được học với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ

Hình 1 - Học viên ISC được học với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ

  1. Được tài trợ lên đến 100% học phí

Trung tâm ISC Quang Trung sẽ tài trợ 50% học phí dành cho những bạn vượt qua kỳ thi đầu vào của chương trình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn dành tặng học bổng trị giá 50% khi học viên hoàn thành chương trình học và vào làm việc chính thức tại công ty.

Như vậy, học viên không chỉ được học chương trình chất lượng với học phí 0 đồng mà còn được nhận vào làm việc chính thức tại các công ty lớn với cơ hội phát triển rộng mở.

  1. Đào tạo “3 trong 1”

Không chỉ giúp học viên hệ thống lại kiến thức đã học ở trường, chương trình “thực tập dự án CNTT” tại ISC Quang Trung sẽ trang bị toàn diện “3 trong 1” cho các bạn về mặt kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ.

Chương trình luôn cập nhật những kiến thức và công nghệ mới nhất, được các doanh nghiệp lớn đang áp dụng lại công ty. Đồng thời chương trình chú trọng thực hành và tạo điều kiện cho học viên tham gia thực tập dự án thực tế tại công ty để rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết và tích lũy kinh nghiệm làm việc.

Chưa hết, với nhiều tài liệu được cập nhật bằng tiếng Anh, môi trường học tập đa văn hóa và nhiều hoạt động thú vị với người nước ngoài tại trường, đây là điều kiện tốt để học viên nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình.

 Hình 2: Chương trình học được thiết kế phù hợp với nhu cầu của các công ty CNTT

Hình 2: Chương trình học được thiết kế phù hợp với nhu cầu của các công ty CNTT

  1. Nhận chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học

Hoàn thành chương trình “Thực tập dự án CNTT” tại ISC Quang Trung, tất cả học viên sẽ được nhận chứng chỉ do 4 đơn vị sáng lập của trung tâm ISC Quang Trung cấp, bao gồm: VNITO Alliance - Liên minh các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, QTSC – Công viên phần mềm Quang Trung, trường SAIGONTECH – Phân hiệu chính thức và duy nhất tại Việt Nam của đại học Cộng Đồng Houston Hoa Kỳ và HCA – Hiệp hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chứng chỉ này còn được 10 doanh nghiệp sáng lập VNITO chứng nhận, đây đều là những công ty lớn trong lĩnh vực CNTT. Với chứng chỉ này, bạn sẽ tăng thêm lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác và được các doanh nghiệp đánh giá cao để có cơ hội đón nhận những cơ hội việc làm hấp dẫn.

  1. Tham quan doanh nghiệp lớn

Một trong những hoạt động không thể thiếu của chương trình “Thực tập dự án CNTT” là tham quan doanh nghiệp. Không chỉ được “mục sở thị” môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, học viên còn được chia sẻ thêm để hiểu rõ về công ty, giao lưu với các anh chị đi trước và có cơ hội ứng tuyển vào các vị trí hấp dẫn tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn như TMA Solutions, Hitachi Vantara Việt Nam, LARION, DIGI-TEXX, LogiGear, IMT Solutions, SPS… luôn sẵn sàng chào đón, mang đến những cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn học viên của ISC Quang Trung.

Hình 3 – Học viên ISC Quang Trung tham quan TMA Solutions 

Hình 3 – Học viên ISC Quang Trung tham quan TMA Solutions

  1. Giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp thuộc VNITO

Và đặc quyền cuối cùng, cũng là yếu tố được các bạn quan tâm nhất. Đó chính là việc làm. Hoàn thành chương trình, học viên sẽ được ít nhất 3 doanh nghiệp thuộc Liên minh VNITO phỏng vấn với cơ hội thành công rất cao. Với quan hệ hợp tác chiến lược giữa ISC Quang Trung và các công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, 100% học viên của trung tâm sẽ được giới thiệu việc làm phù hợp tại các công ty này với mức lương khởi điểm vô cùng hấp dẫn.

Chương trình dành cho tất cả sinh viên năm cuối hoặc mới tốt nghiệp ngành CNTT

Dự kiến khai giảng: 07/09/2020

Link đăng ký: http://iscquangtrung.edu.vn/dang-ky-hoc/    

Địa điểm đào tạo: Trường SaigonTech, Lô 14, Công viên phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, TPHCM

Liên hệ tư vấn số hotline:  0903 767 188 | 0943 77 83 80 | 0908 23 27 00