Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

QTSC: Những thay đổi và phát triển từ một vùng đất

Thời gian qua, TPHCM đã đi đầu cả nước trong việc thành lập và triển khai xây dựng các công viên phần mềm, trong đó công viên phần mềm (CVPM) Quang Trung được đánh giá là một trong những mô hình thành công nhất, được nhiều địa phương nghiên cứu học tập, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Báo SGGP đã phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hiền – Chủ tịch HĐTV, Giám đốc QTSC để thực hiện đặc san 40 năm giải phóng, và có bài viết nói về sự đổi thay phát triển của các khu công nghệ cao, CVPM Quang Trung…

[SGGP] Sau 14 năm hoạt động, CVPM Quang Trung không ngừng hoàn thiện và cải tiến các quy trình tổ chức quản lý và cung cấp các dịch vụ, đến nay CVPMQT đã đạt được những thành công như thế nào?

Từ một khu đất có diện tích 43 ha chuyển đổi công năng từ Công ty triển lãm quảng cáo và hội chợ, sau 14 năm vừa tự nghiên cứu, học hỏi trong quá trình xây dựng và phát triển đã có 121 doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT đang hoạt động tại CVPM Quang Trung (70 doanh nghiệp trong nước, 51 doanh nghiệp nước ngoài) với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 2.100 tỷ đồng. Trong số này có 10 doanh nghiệp nằm trong danh sách khoảng 50 công ty hàng đầu Việt Nam, có 4 doanh nghiệp hàng đầu thế giới như HP, IBM (Hoa Kỳ), KDDI, HITACHI (Nhật bản); 5 doanh nghiệp có chứng chỉ quản lý chất lượng sản xuất phần mềm tiên tiến thế giới CMMI như TMA, GCS, Larion, Misa và SPS. Các doanh nghiệp đã xây dựng và cung cấp hơn 140 sản phẩm, dịch vụ và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm, giải pháp chủ yếu được xuất khẩu trên 20 quốc gia tập trung vào Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu. Tổng số người tham gia học tập và làm việc thường xuyên khoảng 16.655 người (trong đó số kỹ sư và chuyên viên tại chỗ là 6.915 người; sinh viên 9.740 người) và hơn 1.000 lao động thuộc 15 đơn vị cung cấp dịch vụ nội khu.

[SGGP] TPHCM dự kiến sẽ thành lập một “chuỗi các khu công nghệ thông tin tập trung” bằng việc hình thành 5 công viên phần mềm và Công viên phần mềm Quang Trung – Đà Lạt. Đến nay, dự án này đã hoàn thành như thế nào?

Đến nay, Chuỗi CVPM Quang Trung dự kiến đề xuất với lãnh đạo các cấp gồm có 6 thành viên:
1.     CVPM Quang Trung hiện hữu: Tập trung cho các hoạt động ITO và BPO;
2.     CVPM Quang Trung 2: Tập trung vào các mô hình thành phố thông minh và các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo
3.     Khu công nghệ phần mềm thuộc Đại học quốc gia TP.HCM (ITP): Là nơi tập trung cho hoạt động khởi nghiệp; Cung cấp nguồi nhân lực CNTT chất lượng cao;
4.     CVPM Quang Trung – Đà Lạt: Tập trung vào mô hình ứng dụng CNTT cho nông nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng. Các sự kiện quốc tế và chuyển giao công nghệ;
5.     Khu CVPM VNPT: Do các doanh nghiệp CNTT-TT thuộc Bộ TTTT triển khai xây dựng; là nơi đặt các trụ sở của các doanh nghiệp lớn như VNPT, Mobifone,…
6.     Công viên khoa học thuộc trường ĐH Bách Khoa TP.HCM: Nghiên cứu, kết hợp ứng dụng và nền tảng IoT (Internet of Things) với các ngành khoa học, công nghệ khác nhằm thử nghiệm, phát triển các sản phẩm, giải pháp phục vụ đời sống kinh tế xã hội của thành phố trên cơ sở phát huy đội ngũ giảng viên, nhà khoa học của trường đại học Bách Khoa. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
Hiện nay, khu công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia đang thực hiện đề án tái cấu trúc lại toàn khu cho phù hợp với nhu cầu; Khu CVPM Quang Trung – Đà Lạt đã hoàn tất phần thuyết minh dự án, đang chờ để nghiên cứu tiền khả thi; Dự án CVPM Quang Trung 2 đã hoàn tất việc thuyết minh dự án và đang lựa chọn địa điểm thích hợp để xây dựng; Dự án Công viên Khoa học Bách khoa đã thành lập tổ công tác chuẩn bị cho đề án nghiên cứu tiền khả thi…

 
Ông Nguyễn Đức Hiền – Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc QTSC
 
Một góc Công viên Phần mềm Quang Trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét